Ủy ban, bao gồm đại diện của 24 quốc gia thành viên ký Công ước UNESCO về Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể (2003), gặp gỡ mỗi năm một lần. Ủy ban đảm bảo việc thực hiện Công ước đã được 175 nước và khu vực phê chuẩn này. Những thành viên phê chuẩn đã cam kết việc ghi nhận bảo vệ di sản phi vật thể vào luật pháp quốc gia của họ. Trong 14 năm, trong khuôn khổ Công ước, 140 dự án bảo tồn di sản tại 107 quốc gia đã được triển khai.
Trong phiên họp này, Ủy ban sẽ thảo luận các chủ đề bao gồm di sản văn hoá phi vật thể đang trong tình trạng khẩn cấp, tác động của Công ước và việc sử dụng các nguồn lực từ Quỹ Di sản Văn hoá phi vật thể. Ba yêu cầu Hỗ trợ Quốc tế do Colombia, Uganda và Zambia đệ trình sẽ được kiểm tra xem xét đưa vào danh sách hỗ trợ tài chính cho công cuộc bảo vệ di sản phi vật thể.
Ủy ban cũng sẽ xem xét 6 hồ sơ yêu cầu đưa vào Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể trong Nhu cầu Bảo vệ Khẩn cấp, cũng như 34 hồ sơ yêu cầu đưa vào Danh sách Đại diện cho Di sản Văn hóa phi vật thể của Nhân loại.
Làn đầu tiên, một di sản văn hóa phi vật thể - Hát Xoan của tỉnh Phú Thọ được ghi trong Danh mục di sản văn hoá phi vật thể cần được Bảo vệ khẩn cấp trong năm 2011 được đưa về Danh sách Đại diện Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Các hồ sơ yêu cầu được công nhận Di sản văn hoá phi vật thể có nhu cầu Bảo vệ Khẩn cấp năm nay bao gồm:
· Botswana: Âm nhạc dân gian Dikopelo của cộng đồng Bakgatla ba Kgafela thuộc quận Kgatleng
· Colombia, Venezuela: Các bài hát lao động
· Mông Cổ: Tín ngưỡng thờ tự truyền thống Mông Cổ
· Maroc: Võ thuật Taskiwin
· Thổ Nhĩ Kỳ: Tiếng huýt sáo
Các tiểu vương quốc Arập thống nhất: Al Azi - nghệ thuật biểu diễn bài ca ngợi khen, niềm tự hào và lòng dũng cảm.
Hiện tại có 365 di sản được ghi trong Danh sách di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại. Năm nay có 34 đề cử cho Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại trong đó Việt Nam đề cử Bài Chòi, Lào đề cử âm nhạc Khaen của người Lào.