Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Đồng bằng Okavango của Botswana là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2014.
Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana

Đồng bằng Okavango hay đồng cỏ Okavango là một khu vực đồng bằng lớn với diện tích 7.770 km vuông. Đây là vùng đồng bằng lớn nhất tại Botswana. Đồng bằng Okavango không chỉ có cảnh đẹp tuyệt sắc mà còn là nơi sinh sống của hàng ngàn loài động thực vật hoang dã, quý hiếm. Nơi đây cũng là khu vực có nhiều voi nhất trên thế giới.

Okavango nổi bật với sa mạc Kalahari - cát cứng, khô cằn, nhưng là vùng đất chăn thả tuyệt vời của rất nhiều động vật hoang dã sau mỗi mùa mưa. Bên cạnh đó, những đầm nước xanh trong hiền hòa, những dòng sông uốn khúc với các loài thực vật phong phú... thực sự tạo nên những cảnh quan đẹp cho cả khu vực.

Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana ảnh 1
Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana ảnh 2
Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana ảnh 3

Cảnh quan thiên nhiên kỳ thú ở khu vực đồng bằng Okavango với những đầm nước xanh uốn lượn, những đồng cỏ xanh mướt trải rộng tới tận chân trời.

Điều đặc biệt nhất là những đầm nước tại đây tự bốc hơi và bốc hơi hoàn toànchứ không chảy vào bất kỳ biển hoặc đại dương nào. Mỗi năm có tới 11km3 nước lan ra trong 1 diện tích 6.000 đến 15.000 km2 tạo nên những dòng sông quanh co bất tận với những đầm nước xanh trong hiền hòa... Đồng bằng Okavango vì thế được coi là kỳ quan thiên nhiên của Châu Phi chứ không chỉ là địa danh nổi tiếng tại Botswana. Mặc dù vậy tại Châu Phi cũng còn 2 vùng đồng bằng có đặc điểm cấu tạo tương tự Okavango đó là Sudd trên sông Nin ở Nam Sudan và Đồng bằng sông Niger ở Mali.

Với đặc tính bốc hơi kỳ lạ, đặc biệt mỗi năm có khoảng 11 tỷ lít nước chảy vào vùng đồng bằng này), sau đó khoảng 60% nước sẽ mất đi thông qua việc thoát hơi của thực vật; 36% bốc hơi vào không khí, số còn lại thoát vào hệ thống ngầm.

Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana ảnh 4
Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana ảnh 5
Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana ảnh 6
Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana ảnh 7

Bên cạnh đặc tính bốc hơi kỳ lạ, tầng địa chất đặc biệt và cảnh sắc tự nhiên tuyệt vời. Đồng bằng Okavango còn là nơi cư trú của hàng trăm loài động vật có vú, loài chim và loài cá trong đó có rất nhiều loài thuộc loài quý hiếm.

Bên cạnh đặc tính bốc hơi kỳ lại cùng với cảnh sắc hiếm thấy, đồng bằng Okavango còn được chú ý bởi số lượng lớn động vật hoang dã trong đó có vô số những loài quý hiếm. Theo ước tính có hơn 200.000 động vật có vú lớn cư trú tại khu vực đồng bằng theo mùa và di cư khi những cơn mưa mùa hè xuất hiện đề tìm đồng cỏ mới sau đó lại trở về đây vào mùa đông. Ngoài ra còn có hàng trăm loài động vật cư trú thường xuyên trong đó có nhiều loài quý hiếm như: Voi Châu Phi, Trâu rừng Châu Phi, Hà Mã, Linh dương, Linh cẩu nâu, Linh cẩu đốm, Linh dương đầu bò, Hươu cao cổ, Cá sấu, Sư tử, Báo săn, Báo hoa mai, Tê giác đen, Tê giác trắng, Ngựa vằn đồng bằng... Riêng chim cũng có tới 400 loài các loại, trong đó có những loài đặc biết như: Đại bằng Châu Phi, Cú ăn cá Pel, Sếu xám hoàng gia, Cò đầu búa, Đà điểu Châu Phi, Cò trắng Châu Phi... Trong các vùng hồ tại khu vực đồng bằng Okavango cũng có tới 71 loài cá gồm có giống cá hồ Châu Phi, cá da trơn. Riêng cá trê phi ước tính có khoảng 1,4 triệu con. Một số loài cá cũng được tìm thấy ở sông Zambezi, điều này cho thấy vùng đồng bằng và vùng sông này có sự liên kết nào đó trong quá khứ.

Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana ảnh 8

Với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và số lượng động thực vật đa dạng, vùng đồng bằng Okavango trở thành điểm đến rất thu hút du khách ở Botswana.

Động vật có vú chiếm số lượng đông nhất là loài linh dương với khoảng 60.000 con. Linh dương cư trú tại đồng bằng Okavango to lớn hơn so với các loài linh dương khác. Bộ móng dài và có chất chống thấm nước dễ thích nghi với môi trường thay đổi tại đồng bằng. Thức ăn của linh dương chủ yếu là cỏ, một số loài linh dương cá biệt ăn thực vật thủy sinh gần khu vực đầm lầy. Vì lượng thức ăn dồi dào nên linh dương tại đây phát triển nhanh chóng về số lượng.

Đồng bằng Okavango - Di sản thiên nhiên thế giới tại Botswana ảnh 9

Đồng bằng Okavango được Unesco công nhận theo các tiêu chí (vii), (ix), (x)

Tiêu chí (vii): Do sự biến đổi môi trường, khí hậu, khu vực sa mạc Kalahari trở thành cảnh quan danh thắng đẹp và hiếm thấy của Botswana và của cả Châu phi.

Tiêu chí (ix): Đồng bằng Okavango là một minh chứng cho thấy tính chất phức tạp của môi trường nơi mà động vật, thực vật, khí hậu, địa chất có tác động trực tiếp tới quá trình phát triển của nhau.

Tiêu chí (x): Đồng bằng Okavango không chỉ là một khu vực có cảnh quan vô cùng đẹp, thiên nhiên kỳ thú mà nơi đây còn có địa chất đặc biệt. Ngoài ra một điều lý thú nhưng cũng rất quan trọng góp phần để Unesco công nhận nơi đây là di sản thế giới đó chính là số lượng lớn các loài động thực vật cư trú tại nơi này. Trong số đó có rất nhiều loài được xếp trong danh sách quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Theo Di sản thế giới

Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
(Ngày Nay) - Ông Louis D'Esposito, đồng chủ tịch Marvel Studios, thừa nhận rằng vũ trụ điện ảnh Marvel đã trải qua một năm 2023 "khó khăn” khi chứng sự thất bại về doanh thu phòng vé của hai tác phẩm chủ lực: “Ant-Man 3” và “The Marvels. ”
Ảnh minh họa.
Thành đạo theo tinh thần Thiền tông
(Ngày Nay) - Sau khi vượt thành xuất gia, Sa-môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử.
Ảnh minh họa.
Suy ngẫm về sống chết
(Ngày Nay) - Sống và chết là hai sự kiện không tách rời nhau. Có sinh ra là phải có mất đi. Thường con người chỉ lo phần sống, ít ai màng tới phần chết. Tại sao? Khi nghiền ngẫm về cái chết, có lợi ích gì cho đời sống?
Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. (Ảnh minh họa)
Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Tầm quan trọng của tầm soát trước hôn nhân
(Ngày Nay) - Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.
Tác phẩm "Ký ức Hà Nội xa 2"
Triển lãm "Khát": Dấu ấn nghệ thuật giữa lòng Hà Nội
(Ngày Nay) - Chiều ngày 6/5, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền (Hà Nội), đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Khát" của hai nghệ sĩ: họa sĩ Nguyễn Thành Việt và nhà điêu khắc Triệu Tiến Công. Triển lãm là sự kết hợp độc đáo giữa hội họa và điêu khắc, mang đến cho công chúng những góc nhìn mới mẻ về chủ đề "Khát".
Cung tuyên văn tế tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN
Tri ân công đức Đại danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh
(Ngày Nay) -  Sáng 8/5 (tức 1/4 Âm lịch), tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Bia, UBND huyện Cẩm Giàng cùng chính quyền và nhân dân xã Cẩm Văn tổ chức dâng hương tưởng niệm, tri ân công lao, y đức của vị Thánh thuốc Nam, Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh và khai hội truyền thống đền Bia.