Kỳ 1: Huyền thoại về bà tổ "hàng hiệu" thời trang Việt Nam

Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, lĩnh Bưởi được coi như một thứ vải sang trọng và “sành điệu” nhất của thời bấy giờ.
Kỳ 1: Huyền thoại về bà tổ "hàng hiệu" thời trang Việt Nam

“Nhắn ai tẩy hội kinh thành .Mua em tấm lĩnh hoa chanh gửi về.” Câu ca dao ngọt ngào như nhắc ta nhớ về một sản phẩm truyền thống cao cấp của kinh thành Thăng Long xưa. Sản phẩm đó xưa kia được dệt bởi bàn tay tài hoa của người dân làng Trích Sài (nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ ) và làng Bái Ân, Dâu, Nghè, Tân (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy- Hà Nội).

Truyền thuyết về bà chúa lĩnh Bưởi

Chuyện kể rằng thời vua Lê Thánh Tông, vua thân chinh đi đánh Chiêm Thành thắng trận. Vua Chiêm Thành đã hiến cho một số người đẹp, trong đó có một cô gái sau này mang tên Việt là Phạm Thị Ngọc Đô.

Vua Lê Thánh Tông rất yêu mến nàng nhưng để gái Chiêm ra vào cung cấm Việt e không tiện nên ban cho nàng Ngọc Đô vùng đất Trích Sài. Nơi đây cảnh đẹp, dân lành lại có khoảng đất rộng trên bảy chục mẫu làm hoa lợi nên gọi là Thiên Niên Trang. Nàng Ngọc Đô đã nhập tịch Trích Sài gây dựng Thiên Niên Trang và cùng với hai mươi bốn thị tì, vũ nữ Chiêm mở mang nghề dệt lĩnh.

Thời điểm bà chúa người Chăm mang bí quyết của nghề dệt lĩnh từ quê nhà ra vùng Kẻ Bưởi - Thăng Long, bà còn đem cả nghề dệt lĩnh Chiêm Thành truyền dạy cho dân khắp vùng. Với cái tâm truyền nghề cộng với sự nhanh nhạy, thông minh, khéo léo của người dân nơi đây đã góp phần xây dựng nên một thương hiệu vải nổi tiếng không chỉ trong phạm vi của đất nước mà còn vượt ra ngoài biên giới.

Ít lâu sau bà qua đời, nhớ công ơn của người con gái tài ba bạc mệnh, người dân làng Trích Sài đã lập miếu thờ Bà chúa dệt lĩnh. Trong miếu có đôi câu đố ngày nay chỉ còn lại một vế là: “Chức nữ cơ truyền mĩ nghệ” (cô gái truyền cho nghề quý).

Hàng năm cứ vào ngày mùng năm tháng giêng dân làng lại tổ chức lễ tế để tưởng nhớ công lao của bà. Bài chầu văn khi tế còn lưu truyền có đoạn: “Nhờ đức thiên tôn dạy nết cửu canh. Chân giày tay dệt đã nhanh. Văn chương có chữ rành rành bởi ai… Quay tơ lụa chỉ nhiều đường, dọc theo dậm mắt dệt ngang có mành”.

Kỳ 1: Huyền thoại về bà tổ "hàng hiệu" thời trang Việt Nam ảnh 1

Tượng thờ bà chúa dệt lĩnh Phan Thị Ngọc Đô ở Chích Sài,

phường Bưởi, quân Tây Hồ ,Hà Nội

Lĩnh Bưởi, thời trang vang bóng một thời

“Quần lĩnh, áo the mới, tay em cầm chiếc nón quai thao, chân đi em đi đôi guốc cao cao…” Giới trẻ bây giờ vẫn ngân nga câu hát trên trong bài “Em đi chùa Hương” nhưng chắc chắn rằng có rất ít người có thể hình dung nổi thế nào là quần lĩnh, áo the?

Tìm lại trong sử liệu và trong trí nhớ của các cụ cao niên thì những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, lĩnh Bưởi được coi như một thứ vải sang trọng và “sành điệu” nhất của thời bấy giờ.

Lĩnh Bưởi mặc nhiên được xếp vào hàng vải chỉ dành cho những gia đình quan lại và gia đình giàu có. Đỉnh cao thời trang của những cô gái Hà Thành quyền quý ngày ấy chính là tóc vấn đuôi gà, áo the, quần lĩnh và chân đi hài.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà các bà, các cô nhà quyền quý lại xếp hạng lĩnh Bưởi vào hàng thời trang thời thượng. Khi diện một trang phục được may bằng lĩnh Bưởi, người mặc mới có thể cảm nhận được tính chất nhẹ bỗng, không dính, không nhàu. Sự óng ả, bóng mượt của những đường tơ làm tôn lên vẻ đẹp “thắt đáy lưng ong” của cô gái Hà Thành.

Tính chất mềm, nhẹ, dễ bay, sóng sánh theo mỗi bước chân đi, tạo cho người con gái kinh kỳ một vẻ yêu kiều, quyến rũ. Những người thợ dệt tài hoa của đất Bưởi cũng đã gạn lấy những tinh hoa của đất trời, của thiên nhiên để hợp lại trên khung cửi rồi hoạ nên bức tranh của cỏ cây, hoa lá.

So với các loại vải khác, để dệt được một tấm lĩnh đòi hỏi sự công phu cả về sức người lẫn thời gian, kĩ thuật. Ngay từ trong khâu chọn nguyên liệu để dệt lĩnh, chúng ta đã thấy sự cầu kỳ.

Trong 5 sợi tơ để làm lụa thì chỉ có 2 sợi tốt nhất làm được lĩnh. Sau khi phân loại, những sợi tơ có chất lượng tốt nhất được đem đi hồ dọc để sợi tơ không bị bông. Hồ xong, tơ mới được mắc lên trục.

Khi đó, chất lượng tấm lĩnh như thế nào phụ thuộc hết vào tài nghệ của người dệt lĩnh. Khác với dệt lụa chỉ có 2 chuyên đòn, để dệt được 1 tấm lĩnh trơn phải có 5 chuyên đòn (chuyên đòn được làm bằng ngọn tre). Chính sự kỳ công này đã tạo nên khả năng bắt sáng diệu kỳ cho tấm lĩnh. Dệt lĩnh trơn đã khó, dệt lĩnh hoa chanh còn khó hơn. Khung dệt phải mắc thêm một thứ go hoa và phải thêm một người thợ để cài hoa, phối hợp với người dệt lĩnh ngồi dưới. Do công nghệ dệt lĩnh bắt nguồn từ người Chăm quanh năm sống ở vùng nắng gió nên chất liệu lĩnh thật mát và nhẹ.

Kỳ 1: Huyền thoại về bà tổ "hàng hiệu" thời trang Việt Nam ảnh 2

lĩnh hoa chanh. Nguồn: internet.

Kỳ 1: Huyền thoại về bà tổ "hàng hiệu" thời trang Việt Nam ảnh 3

Nguyên sơ nhất chính là tấm lĩnh trắng, bề mặt bóng mịn, nâng lên tay thấy nhẹ như không, nắm trong lòng bàn tay, lúc thả ra không nhàu nhĩ. Lâu công nhất phải kể đến lĩnh đen. Để có tấm lĩnh trơn, đen nhánh, óng mượt cho các bà, các cô may quần, sau khi dệt xong tấm lĩnh mộc người thợ đem chuội trắng, nhuộm chàm. Suốt trong vòng 7 ngày sau đó, mỗi ngày phải nhuộm năm lần trong nước lá bàng, rồi trát bùn phơi khô. Hôm sau đem giặt, rồi lại tiếp tục nhuộm trong nước lá bàng cho đen khi tấm lĩnh đạt “35 thâm, 7 thố”. Sau đó, đem hồ để tăng thêm sức bền của sợi. Tấm lĩnh lại được cuốn lại lấy chày gỗ “nghè” cho mềm. Lĩnh vùng bưởi ngày xưa thường được mang vào Huế, Sài Gòn nhộm tía rồi mới đem ra bán, thường gọi đó là lĩnh tía.

Kỳ 1: Huyền thoại về bà tổ "hàng hiệu" thời trang Việt Nam ảnh 4

Sự nổi tiếng của lĩnh Bưởi xưa là vậy, giờ đây chỉ còn trong kí ức của những người lớn tuổi. Có nhiều người khi nhắc đến lĩnh Bưởi chỉ buông tiếng thở dài trong sự nuối tiếc, xót xa. Theo như kể của nghệ nhân Phùng Văn Thiêm (nghệ nhân dệt Lĩnh cuối cùng của Kẻ Bưởi) thì mét lĩnh cụ dệt lần cuối là vào năm 1947. Kể từ đó đến nay cũng đã hơn nửa thế kỉ và lĩnh Bưởi đã đi vào hồi ức “Vang bóng một thời”.

Kỳ 1: Huyền thoại về bà tổ "hàng hiệu" thời trang Việt Nam ảnh 5

Kỳ 2: Sự hồi sinh lĩnh Bưởi

Lê Hằng

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.