Văn học đóng góp tích cực trong sự nghiệp đổi mới đất nước

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Văn học đóng góp tích cực trong sự nghiệp đổi mới đất nước Văn học đóng góp tích cực trong sự nghiệp đổi mới đất nước
Văn học đóng góp tích cực trong sự nghiệp đổi mới đất nước ảnh 1
Quang cảnh đại hội.

Tại Đại hội, các đại biểu đã giới thiệu nhân sự ứng cử Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ XI và bầu 68 đại biểu chính thức, 7 đại biểu dự khuyết tham dự Đại hội Đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ XI (2025-2030). Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến cho Văn kiện Đại hội, đồng thời góp ý các giải pháp để Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới điều hành hiệu quả hơn, tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy vai trò của hội trong đời sống tinh thần của người dân và đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.

Văn học đóng góp tích cực trong sự nghiệp đổi mới đất nước ảnh 2
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều phát biểu tại đại hội.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều cho biết, trong nhiệm kỳ vừa qua, bên cạnh những mặt đạt được, các hoạt động của Hội vẫn còn một số hạn chế như: Lĩnh vực sáng tác chưa có nhiều tác phẩm thực sự rung động tới đời sống xã hội; lĩnh vực lý luận phê bình vẫn chưa ăn nhịp giữa sáng tác với lý luận phê bình… Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam, nhiệm kỳ XI (2025-2030) khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có ý nghĩa quan trọng nhằm chọn ra những đại biểu tiêu biểu, đại diện cho ý chí của các hội viên 3 khu vực để đề xuất các ý kiến, nguyện vọng đến đại hội nhiệm kỳ mới.

Bên cạnh đó, qua Đại hội cũng là dịp để các đại biểu đóng góp những ý kiến có giá trị về các mặt hoạt động, những vấn đề còn hạn chế và đề xuất giải pháp phù hợp cho sự phát triển của Hội trong nhiệm kỳ mới. Các ý kiến đóng góp của đại biểu sẽ là tư liệu quan trọng để Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới xem xét, điều chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội trong các lĩnh vực, để văn học thực sự đến gần với đời sống và đóng góp tích cực cho sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Văn học đóng góp tích cực trong sự nghiệp đổi mới đất nước ảnh 3

Bầu đoàn đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ XI (2025-2030).

Theo báo cáo, 5 năm qua, văn học Việt Nam tiếp tục chuyển động theo chiều hướng đa dạng, quyết liệt và chủ động hơn. Sự đa dạng không chỉ dừng lại ở nội dung mà trong cả hình thức biểu đạt. Văn học đã thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng, xã hội, với sự phát triển của đất nước thông qua các tác phẩm văn học mang hơi thở cuộc sống, bám sát hiện thực đời sống. Bên cạnh việc bày tỏ ưu tư, cảnh báo trước những hiện tượng suy thoái, tiêu cực trong xã hội, văn học cũng tập trung đề cao, tôn vinh những giá trị nhân văn, tinh thần dân chủ, lòng tự tôn và tự tin dân tộc. Những tác phẩm sáng tác đã chú trọng nhiều hơn đến chức năng phản biện, cảnh báo, cảnh tỉnh trước sự biến chuyển đa chiều của xã hội, chỉ ra những nguy cơ đối với tâm hồn, phẩm giá con người.

Trong nhiệm kỳ qua, Ban Chấp hành Hội đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm phân bổ ở các khu vực, các lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, trong nhiệm kỳ, Hội cũng mở nhiều trại viết, tạo điều kiện để hàng trăm hội viên có dịp tập trung hoàn thành tác phẩm, tổ chức nhiều hoạt động cho các nhà văn đi thực tế sáng tác ở các vùng sâu, vùng xa... Qua các hoạt động đã tạo điều kiện để các hội viên sáng tác, đưa văn học chạm tới mọi khía cạnh đời sống, vào sâu trong từng con người, đánh thức và bồi đắp tinh thần yêu nước, yêu dân tộc.

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.