Vào mạng xã hội nhiều, người trẻ mắc chứng bệnh gì?

(Ngày Nay) - CNN đã công bố nghiên cứu mới của Hiệp hội Sức khỏe cộng đồng Hoàng gia Anh về những ảnh hưởng của mạng xã hội với tinh thần người trẻ.
Vào mạng xã hội nhiều, người trẻ mắc chứng bệnh gì?

Để đánh giá sự tương tác của người trẻ với các ứng dụng mạng xã hội, các nhà khoa học đã khảo sát 1.500 người trẻ (14 - 23 tuổi) về những lo lắng, trầm cảm, tự cảm nhận về ngoại hình cơ thể và xu hướng bình luận.

Theo nghiên cứu, những người trẻ thường mất nhiều hơn 2 tiếng mỗi ngày để vào các trang mạng xã hội sẽ có nguy cơ về sức khỏe tâm thần, bao gồm sự căng thẳng.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người thường xuyên có các “thông báo” về sự hiện diện của mình trên các mạng xã hội có mức độ lo lắng và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác cao hơn.

Đặc biệt, trong 5 mạng xã hội là Instagram, Snapchat, Twitter, Facebook, và YouTube, Instagram đứng đầu danh sách mang xã hội gây bất lợi nhất về sức khỏe tinh thần của những người trẻ tuổi. Bởi nó khiến những phụ nữ trẻ luôn “so sánh bản thân với những thành viên khác vốn có sự hỗ trợ của photoshop”, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh cơ thể, giấc ngủ và cảm giác sợ bỏ lỡ thông tin (FOMO)

Một đối tượng tham gia nghiên cứu đã giải thích về lý do sử dụng thường xuyên các ứng dụng chỉnh sửa: “Instagram dễ làm cho các cô bé và phụ nữ cảm thấy như cơ thể họ khiếm khuyết do đó cần phải có những bộ lọc, những ứng dụng chỉnh sửa giúp họ trông thật “hoàn hảo””.

Mạng xã hội được xếp hạng tích cực nhất là YouTube nhưng số video mang lại kết quả tích cực như xây dựng cộng đồng, khuyến khích tự thể hiện này không nhiều bởi bị đối trừ gần hết với những video tiêu phí thời gian, tự cảm giác về ngoại hình cơ thể, hăm dọa và sợ hãi.

Matt Keracher, tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi không chỉ muốn trang bị cho những người trẻ tuổi những công cụ mang lại kiến thức mà còn thúc đẩy sức khỏe tinh thần theo hướng tích cực”.

Còn Simon Wessely, Chủ tịch của Trường Tâm lý Hoàng gia Anh, cho rằng: “Chúng ta cần dạy trẻ cách đối phó với mạng xã hội - học cách nhận biết những mặt tích cực và tiêu cực để sẵn sàng cho một thế giới số hóa thay vì đổ lỗi cho nó”.

Với nghiên cứu này, Hiệp hội Y tế công đồng Hoàng Gia Anh kêu gọi các mạng xã hội cần có cảnh báo về những hình ảnh sử dùng phần mềm chỉnh sửa quá nhiều để giảm bớt những lo lắng cho người dùng trẻ tuổi.

7/10 người thanh thiếu niên tham gia khảo sát đã ủng hộ khuyến nghị này nhưng các chuyên gia cũng lo ngại, với những người nghiện mạng xã hội thì một cảnh báo dạng “pop-up” có lẽ sẽ không ăn thua.

Theo Dân Trí

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.