Vì ghen tỵ, bác dâu đầu độc bé trai 7 tháng tuổi bằng thủy ngân

Vì bác dâu chỉ sinh một đứa con gái và nảy sinh sự ghen ăn tức ở, nên đã đầu độc cháu trai bằng thủy ngân.
Vì ghen tỵ, bác dâu đầu độc bé trai 7 tháng tuổi bằng thủy ngân

Vụ việc xảy ra vào ngày 26/12 khi cả gia đình tụ họp. Bố của bé Khang cho biết anh đã nhìn thấy một nhiệt kế hỏng đặt bên cạnh giường con trai mình. Bé phải vào viện cấp cứu ngay trong đêm đó. Khi bé được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ tìm thấy dấu vết của thủy ngân trong phân của cậu bé.

Tại bệnh viện nơi bé Khang điều trị, mẹ của cậu bé nói với các phóng viên rằng lý do người bác dâu làm vậy vì cô này chỉ sinh một đứa con gái và nảy sinh sự ghen ăn tức ở. Rất may mắn là bé Khang đang dần hồi phục. Người bác dâu đã thú nhận hành vi đầu độc của mình tại cơ quan cảnh sát.

Vì ghen tỵ, bác dâu đầu độc bé trai 7 tháng tuổi bằng thủy ngân ảnh 1

Khi bé được đưa đến bệnh viện, các bác sĩ tìm thấy dấu vết của thủy ngân trong phân của cậu bé.

Sự độc hại của thủy ngân

Thủy ngân là một kim loại ở thể lỏng, không tan trong nước và có thể bốc hơi tương đối dễ ở nhiệt độ phòng. Nó xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và qua da.

Thủy ngân rất độc, có thể gây tổn thương não và gan nếu con người tiếp xúc, hít thở hay ăn phải. Nó có thể tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, ảnh hưởng tới miệng, các cơ quai hàm, răng và có thể gây khuyết tật với thai nhi...

Thủy ngân có trong nhiệt kế là dạng thủy ngân nguyên chất, được hấp thu rất ít khi vào đường tiêu hoá nhưng chúng sẽ trở nên rất độc khi vào phổi do trẻ hít phải trực tiếp. Khi hít nó sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp, qua màng phế nang vào máu đến thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương.

Hít phải thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính, khiến nạn nhân bị ho, khó thở, đau tức ngực và có cảm giác đau rát ở phổi. Ngoài ra, nó gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Trong một số trường hợp, có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân lớn.

Cách xử lý khi trẻ nuốt thủy ngân

Trẻ nuốt hoặc hít phải thủy ngân đều nguy hiểm, trong đó hít phải thủy ngân sẽ gây nguy hiểm cao hơn.

Khi trẻ nuốt phải thủy ngân, không nên cuống cuồng làm các biện pháp như móc họng, bóp bụng gây nôn cho trẻ. vì rất có thể hành động này sẽ khiến trẻ bị sặc, thủy ngân bị đẩy ngược lên, có nguy cơ chui vào phổi, rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Nếu không may trẻ nuốt phải thủy ngân, cha mẹ chỉ cần theo dõi phân của trẻ trong vài ngày để xác định, đánh giá lượng thủy ngân đã được bài tiết ra ngoài. Lưu ý cho trẻ ăn uống đầy đủ, đặc biệt uống nhiều nước để tránh táo bón, giúp sự bài tiết tốt hơn.

Sử lý khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ

Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, cần kiểm tra xem thủy ngân có bị dây vào người và quần áo của trẻ không? Nếu bị thì cần loại bỏ chúng, tốt nhất là thay bỏ toàn bộ quần áo.

Thu dọn hạt thủy ngân vương vãi, bằng cách dùng chổi lông hoặc vật dụng khác gom chúng lại thành hạt lớn ( dùng giấy mỏng đặt sát xuống nền gạt hạt thủy ngân vào), tránh cho trẻ nhỏ hoặc người lớn sở mó trực tiếp vào các hạt này.

Thủy ngân có thể bay hơi hòa vào không khí cho nên tránh dùng quạt mạnh, thao tác thu gom cần nhẹ nhàng

Để phòng tránh trẻ nuốt phải thủy ngân tại nhà, không nên đặt nhiệt kế thủy ngân trên bàn, để xa tầm nhìn và tầm tay của trẻ. Không cho trẻ chơi nghịch với nhiệt kế. Khi đo nhiệt độ cho trẻ, luôn bên cạnh trẻ và quan sát trong suốt thời gian đo, cho đến khi có kết quả nhiệt độ.

P.V

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.