Vị ngọt của 'tình yêu' trong cơm cháy Ninh Bình

Hàng trăm năm nay, món cơm cháy được lưu truyền gắn với câu chuyện tình yêu cảm động của chàng Hoàng Thăng và trở thành đặc sản ẩm thực vùng đất Cố Đô.
Vị ngọt của 'tình yêu' trong cơm cháy Ninh Bình

Theo tương truyền, cuối thể kỷ 19, ở Ninh Bình có chàng thanh niên trẻ tuổi tên là Đinh Hoàng Thăng ra Hà Nội làm công cho một hiệu ăn lớn của người Hoa. Hoàng Thăng đem lòng yêu con gái ông chủ nhưng bị nhà chủ phản đối. Do không lấy được con gái ông chủ, Hoàng Thăng bỏ việc trở về quê nhà. Trong thời gian làm việc tại cửa hàng, Hoàng Thăng đã học được không ít bí quyết chế biến các món ngon, ông đã sáng tạo và xây dựng một nhà hàng ăn chuyên về cơm cháy. Sau này, Đinh Hoàng Thăng lại được ông chủ cũ mời cộng tác mở nhiều nhà hàng mới và gả con gái cho. Từ đó, món cơm cháy thơm ngon do ông làm ra luôn gắn liền với câu chuyện tình yêu cảm động. Sau thành công của ông, nhiều cửa hàng khác dần mọc lên với món đặc sản - cơm cháy Ninh Bình.

Vị ngọt của 'tình yêu' trong cơm cháy Ninh Bình ảnh 1

Món cơm cháy bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu cảm động của chàng Hoàng Thăng

Món cơm cháy bao gồm cơm cháy, thịt bò hoặc tim, cật lợn xào với hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua. Công đoạn nấu cơm để làm cơm cháy luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ. Để có món cơm cháy thơm ngon thì người ta thường dùng gạo nếp Hương, hạt gạo tròn và trong. Gạo phải được nấu lên sao cho thật vừa nước, đủ độ dẻo. Nấu bằng than củi là tốt nhất và phải giữ cho lửa thật đều, tạo cháy ở khắp đáy nồi, không chỗ dày, chỗ mỏng. Người ta thường dùng nồi gang dày để nấu cơm. Khi cơm chín tới phải nhanh lấy hết ra chỉ để lại phần cháy dưới đáy nồi. Rồi tiếp tục đun, lúc này vừa đun phải vừa xoay tròn nồi cho cơm chín đều, lớp cơm cháy mỏng, trắng đều sẽ được hình thành và tự bong ra khỏi thành nồi.

Vị ngọt của 'tình yêu' trong cơm cháy Ninh Bình ảnh 2

Để có món cơm cháy thơm ngon cần có rất nhiều công đoạn chế biến tỉ mỉ

Tiếp đó, những miếng cháy được lấy ra khỏi nồi bẻ vừa vặn và đem phơi (hoặc sấy) cho thật khô để dễ bảo quản, cơm cháy thường được đem bọc kín trong túi nilon dùng dần. Cơm cháy ngon có màu vàng nhạt, đều hạt, giòn mà vẫn dẻo. Khi ăn mới cho những miếng cháy vào chảo dầu sôi chiên lên. Nếu chiên để qua buổi, qua ngày, cơm sẽ bị hôi dầu và bã, không ngon. Thưởng thức cơm cháy Ninh Bình, thực khách cảm nhận được cả vị nắng xen kẽ trong từng hạt cơm và chất chứa cả những tinh hoa trong hạt “ngọc thực” chắt chiu những tần tảo của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ.
Vị ngọt của 'tình yêu' trong cơm cháy Ninh Bình ảnh 3

Cơm cháy ngon có màu vàng nhạt, đều hạt, giòn mà vẫn dẻo

Những miếng cơm cháy giòn tan còn trở nên hấp dẫn hơn bởi các loại nước chấm ăn kèm. Nước sốt sóng sánh vị của nước mắm mỡ hành, ruốc… cũng có khi là tương nếp luôn là sự lựa chọn hàng đầu khi thưởng thức cùng cơm cháy. Tại nhiều nhà hàng ở Ninh Bình, nước sốt được làm từ chính thịt dê tạo nên sự kết hợp độc đáo cho hai món ăn món ăn đặc sản nơi đây. Nước sốt ăn kèm cơm cháy thường có vị cay, thơm, đủ độ sánh để ngấm vào miếng cháy.

Vị ngọt của 'tình yêu' trong cơm cháy Ninh Bình ảnh 4

Cơm cháy thường được ăn kèm với các loại nước sốt hoặc ruốc

Vị ngọt của 'tình yêu' trong cơm cháy Ninh Bình ảnh 5

Nước sốt ăn kèm cơm cháy thường có vị cay, thơm

Cơm cháy được người dân nơi đây chế biến và bày bán quanh năm, bất kể mùa đông hay mùa hè. Ngày lạnh người ta thưởng thức món cơm cháy chà bông (ruốc), còn mùa nóng là cơm cháy kèm nước sốt thơm ngon.

Vị ngọt của 'tình yêu' trong cơm cháy Ninh Bình ảnh 6

Cơm cháy được người dân nơi đây chế biến và bày bán quanh năm

Ngày nay, ở Ninh Bình có nhiều nơi kinh doanh món cơm cháy, nhưng món cơm cháy gia truyền của ông Hoàng Thăng thường được dân gian coi là nổi tiếng nhất. Đó là món cơm cháy mang theo dự vị ngọt ngào, thiết tha của những người yêu nhau trong sự đợi chờ mà còn lưu giữ và gửi gắm vào đó một thông điệp ngọt ngào: “hãy vươn lên trong cuộc sống, luôn mở rộng vòng tay, hạnh phúc sẽ đến”.
Kim Cúc
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.