Việt Nam định hướng tham gia hệ sinh thái công nghiệp vi mạch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tại buổi toạ đàm ngày 10/5, Bộ Thông tin và Truyền thông và Trung tâm Vi điện tử liên đại học (IMEC) đã cụ thể hóa cơ hội hợp tác trong lĩnh vực vi mạch.
Ông Lode Lauwers khuyến nghị Việt Nam làm phòng thí nghiệm 300 Nano sẽ phù hợp hơn với phân khúc thị trường Việt Nam hiện nay.
Ông Lode Lauwers khuyến nghị Việt Nam làm phòng thí nghiệm 300 Nano sẽ phù hợp hơn với phân khúc thị trường Việt Nam hiện nay.

Buổi toạ đàm này là hoạt động cụ thể triển khai kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến thăm Vương quốc Bỉ vào tháng 12/2022. Thủ tướng đã đến thăm IMEC và đặt vấn đề với CEO của IMEC về hợp tác trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, nghiên cứu sản xuất chip bán dẫn.

Phát biểu tại toạ đàm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Huy Dũng cho biết, Bộ nhận thấy phần quan trọng trong chuỗi cung ứng vi mạch bán dẫn phải gồm nhiều bên. Chiến lược của Việt Nam là mong muốn trở thành một phần trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

"Chính phủ Việt Nam và Bộ TT&TT cam kết hỗ trợ cao cho lĩnh vực này và trong năm 2023, Bộ TT&TT và IMEC cần tập trung cho các chương trình đào tạo. Đây được coi là một bước khởi đầu phù hợp để hai bên, các trường đại học (ĐH) của Việt Nam có thể thực hiện và đạt kết quả trong năm 2023", Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh.

Ông Lode Lauwers, Phó Chủ tịch phụ trách phát triển kinh doanh của IMEC, đã đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam như làm phòng thí nghiệm 300 Nano sẽ phù hợp hơn với phân khúc thị trường Việt Nam hiện nay. Đối với các cơ sở nghiên cứu như trường ĐH, IMEC khuyến cáo sử dụng các công nghệ 200 Nano và nền tảng thiết kế chip tương đối hiện đại.

Chia sẻ thêm, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT), Bộ TT&TT cho biết, IMEC là phòng thí nghiệm trọng điểm không chỉ ở châu Âu mà trên toàn cầu. Các nhà cung cấp chip lớn nhất hiện nay như Intel, Qualcomm, MediaTek đều hợp tác với IMEC để có những định hướng về công nghệ, sản xuất cho các tập đoàn TSMC, UMC của Đài Loan (Trung Quốc) và Samsung của Hàn Quốc.

Việt Nam định hướng tham gia hệ sinh thái công nghiệp vi mạch ảnh 1

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại buổi toạ đàm.

Đại diện IMEC đến Việt Nam và làm việc với Bộ TT&TT đánh dấu bước hợp tác và giúp chúng ta có thêm cơ hội để nâng cao trình độ công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất vi mạch.

Hiện nay, trong ngành công nghiệp vi mạch, không ai có thể làm việc một mình, ngay cả với những nước lớn. Vì thế, ông Nguyễn Thiện Nghĩa chia sẻ Việt Nam định hướng sẽ tham gia từng phần vào hệ sinh thái công nghiệp này.

Cũng theo ông Nguyễn Thiện Nghĩa, ở thời điểm hiện nay, thế mạnh lớn nhất của Việt Nam là nhân lực. Cụ thể, IMEC có hơn 5.500 chuyên gia hàng đầu thì đã có 5 người Việt Nam.

Số lượng kỹ sư tốt nghiệp hàng năm trong cộng đồng điện tử khoảng 5.000 người và riêng vi mạch khoảng 50 người, đây cũng có thể xem đây là một thế mạnh để chúng ta dần xây dựng hệ sinh thái vi mạch tại Việt Nam.

Lãnh đạo Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông cũng cho biết, Bộ TT&TT và IMEC sẽ tiếp tục trao đổi về các ưu tiên, mục đích và mong muốn của mỗi bên. IMEC là một tổ chức kinh doanh cung cấp dịch vụ nghiên cứu, cung cấp dịch vụ sản xuất thử nghiệm hay dịch vụ tư vấn. Mục tiêu ngắn hạn trong năm nay, hai bên cùng cố gắng có hợp tác đào tạo bước đầu tại Việt Nam, lý tưởng nhất là sẽ có một trung tâm đào tạo được IMEC hỗ trợ trong năm 2023.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.