Việt Nam đứng trước nguy cơ 'toàn kháng kháng sinh, đa kháng kháng sinh'

0:00 / 0:00
0:00
Hiện nay Việt Nam có nguy cơ toàn kháng kháng sinh nghĩa là không còn thuốc kháng sinh nào có khả năng tiêu diệt được các loại vi khuẩn. 
Việt Nam đứng trước nguy cơ 'toàn kháng kháng sinh, đa kháng kháng sinh'

Việt Nam mới quan tâm tới tình trạng nhiễm khuẩn liên quan tới ngành Y tế. Điều đáng ngại là tình trạng sử dụng kháng sinh không kiểm soát, thuốc kháng sinh không chỉ sử dụng trong ngành y tế mà còn sử dụng trong nhiều hoạt động xã hội khác (công tác xử lý môi trường, chăn nuôi...). 

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ IX ngày 26/11/2020 do Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức tại Hà Nội. Đây là hội thảo thường niên hàng năm của Tổng hội Y học Việt Nam. Năm nay Hội thảo được tổ chức với chủ đề “Phòng chống kháng kháng sinh” nhằm tiếp nối các hoạt động của tuần lễ truyền thong phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam.

Đây là diễn đàn khoa học để các nhà quản lý, các nhà khoa học, các đơn vị nghiên cứu, các thày thuốc lâm sàng cập nhật các thông tin y học trong nước và trên thế giới, chia sẻ các nghiên cứu, kinh nghiệm các biện pháp phòng chống kháng thuốc trong cộng đồng và cùng chung tay góp sức, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc, sự giảm đề kháng của vi sinh vật gây bệnh, góp phần giảm gánh nặng về  y tế, kinh tế, xã hội do kháng thuốc gây ra đối với con người.

Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam đồng thời là Chủ tịch Hội y học các nước Đông Nam Á nhấn mạnh: Hiện nay Việt Nam đang là một quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới. Thói quen tự ý mua và sử dụng thuốc của nhiều người dân và nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng. Nhiều bệnh viện đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng của các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Gánh nặng do kháng thuốc ngày càng tăng, ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh, cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội.

Theo PGS.Ts Nguyễn Thị Xuyên, từ năm 2013 đến nay, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch quốc gia phòng chống kháng thuốc để giải quyết tình trạng kháng thuốc. Bộ Y tế cũng rà soát Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm trùng, quản lý việc kê đơn thuốc để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc.

Kế hoạch Hành động Quốc gia về kháng thuốc của Việt Nam sẽ kết thúc vào cuối năm 2020, là đường hướng tiếp theo cho Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị cho xây dựng Chiến lược Quốc gia về Phòng chống kháng thuốc giai đoạn 2021-2030.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) và các đối tác khác đã sẵn sàng hỗ trợ chính phủ Việt Nam cho nỗ lực này. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá cao những nỗ lực và đóng góp cho công cuộc phòng, chống kháng thuốc chung trên toàn thế giới của Việt Nam.

Trình bày báo cáo tại Hội nghị, GS.TS Nguyễn Gia Bình – Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam cho biết, hiện nay Việt Nam mới quan tâm tới tình trạng nhiễm khuẩn liên quan tới ngành Y tế. Tuy nhiên, các thuốc kháng sinh sử dụng ngoài ngành y tế rất nhiều, khó kiểm soát. Điều đáng ngại là các loại kháng sinh này có gía thành rất rẻ và thường có trong thức ăn của người cũng như của gia súc. Tình trạng nhiễm khuẩn tại Việt Nam đang vô cùng báo động. Hiện nay Việt Nam có nguy cơ toàn kháng kháng sinh nghĩa là không còn thuốc kháng sinh nào có khả năng tiêu diệt được các loại vi khuẩn.

Muốn ngăn chặn được tình trạng kháng kháng sinh, quan trọng nhất là công tác phòng chống vi khuẩn. Hiện nay, Y tế Việt Nam đã thiết lập được mạng lưới giám sát tình trạng kháng kháng sinh và nâng cao chất lượng các Labo xét nghiệm là điều rất đáng mừng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn rất nhiều khó khăn.

GS.TS Nguyễn Gia Bình chia sẻ: “Hiện nay, không may chúng ta xảy ra dịch SARS-CoV-2 nhưng mặt tích cực là chưa bao giờ bệnh viện Việt Nam lại sạch như bây giờ. Nếu hệ thống bệnh viện Việt Nam không giữ được sự sạch sẽ như bây giờ thì không chỉ SARS-CoV-2 mà còn rất nhiều các loại vi khuẩn khác sẽ tấn công ngay chính từ hệ thống bệnh viện.

Thảo luận tại hội nghị, các báo cáo viên đã tập trung vào phân tích các nguy cơ từ việc lạm dụng sử dụng kháng sinh và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm quản lý thuốc kháng sinh tại Việt Nam, sử dụng kháng sinh đúng và hiệu quả trong điều trị.

Các thông điệp chính từ hội nghị khoa học quan trọng sẽ được tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ trong cộng đồng trong thời gian tới. Bên cạnh đó việc cập nhật các phác đồ điều trị cũng được đưa ra trong hội nghị và sẽ tiếp tục được tập huấn và đào tạo cho hệ thống y tế bởi Bộ Y tế và Tổng hội Y học Việt Nam.

Theo SKĐS
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.