Việt Nam gửi công hàm về Biển Đông lên Liên Hợp Quốc

Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc vừa chính thức có công hàm phản hồi quan điểm của Malaysia và Philippines về vấn đề Biển Đông.
Việt Nam gửi công hàm về Biển Đông lên Liên Hợp Quốc

Cụ thể, phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc vừa có Công hàm số 24/HC-2020 gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phản hồi Công hàm số HA 59/12 ngày 12/12/2019 của Malaysia về vấn đề Biển Đông.

Công hàm nêu rõ lập trường của Việt Nam liên quan đến Công hàm số HA 59/12 ngày 12/12/2019 của Phái đoàn thường trực Malaysia tại Liên Hợp Quốc gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, liên quan đến Báo cáo riêng của Malaysia trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa.

Việt Nam lưu ý rằng, theo Điều 76(10) và Phụ lục 2 của Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 mà cả Việt Nam và Malaysia là thành viên, hoạt dộng của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa không làm phương hại đến các vấn đề liên quan đến phân định ranh giới giữa các quốc gia có bờ biển đối diện hoặc tiếp liền.

Trong các công hàm gửi tới Liên Hợp Quốc phản hồi quan điểm của Malaysia, Phillpines về Biển Đông, Việt Nam khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán với các vùng biển của mình.

Việt Nam nhắc lại báo cáo chung ngày 6/5/2009 giữa Việt Nam và Malaysia về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ở phần phía nam Biển Đông và báo cáo ngày 7/5/2009 của Việt Nam về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ở phần phía bắc Biển Đông.

“Việt Nam bảo lưu quyền đệ trình các thông tin liên quan về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải tại các khu vực khác ở Biên Đông” – công hàm của Phái đoàn Việt Nam nhấn mạnh.

Nhân dịp này, Việt Nam xin nhắc lại lập trường nhất quán rằng Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý đế khẳng định chủ quyền đổi với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.

Việt Nam cũng khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982.

Lập trường này của Việt Nam đã được đề cập trong nhiều văn bản được lưu hành tại Liên Hợp Quốc và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan.

Phái đoàn thường trực đề nghị Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lưu hành công hàm này đến tất cả các quốc gia thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982, cũng như tất cả các thành viên của Liên Hợp Quốc.

Cùng với đó, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cũng có Công hàm số 25/ HC-2020 phản hồi Công hàm số 000191-2020 và 000192-2020 ngày 6/3/2020 của Phái đoàn thường trực Philippines tại Liên hợp quốc gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Theo đó, lập trường nhất quán của Việt Nam là, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.

Việt Nam cũng có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982.

Lập trường này của Việt Nam đã được đề cập trong nhiều văn bản được lưu hành tại Liên Hợp Quốc và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan.

Phái đoàn thường trực Việt Nam đề nghị Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lưu hành công hàm này đến tất cả các quốc gia thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982, cũng như tất cả các thành viên của Liên Hợp Quốc.

Theo Dân Trí
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.