Việt Nam lần thứ hai trúng cử HĐBA: Uy tín và vị thế quốc tế

Năm 2019, ngoại giao Việt Nam đã ghi dấu ấn đậm nét với việc nước ta lần thứ hai vinh dự được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). Đây là thành quả to lớn của quá trình phấn đấu và vận động ngoại giao tích cực, qua đó khẳng định uy tín cao và vị thế vững chắc của Việt Nam trên trường quốc tế.
Từ ngày 1-1-2020, Việt Nam chính thức trở thành thành viên HĐBA LHQ.
Từ ngày 1-1-2020, Việt Nam chính thức trở thành thành viên HĐBA LHQ.

Tín nhiệm tuyệt đối

Tối 7-6-2019, khóa họp thứ 73 Đại hội đồng LHQ tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ) đã bầu chọn Việt Nam làm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu gần như tuyệt đối 192/193, vượt xa mốc cần thiết tối thiểu 129/193. Đây là số phiếu kỷ lục chưa từng có trong 75 năm phát triển của LHQ. Tỷ lệ đồng thuận ủng hộ Việt Nam cao ở mức gần như tuyệt đối một lần nữa đã cho thấy uy tín mạnh mẽ và vị thế vững chắc của nước ta trên trường quốc tế, thể hiện sự ủng hộ và tín nhiệm cao của các nước đối với vai trò và năng lực của Việt Nam. Đồng thời khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.

Với kết quả trên, Việt Nam bắt đầu nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ từ ngày 1-1-2020. Đây là lần thứ hai Việt Nam đảm nhiệm vị trí này, sau khi đã trúng cử nhiệm kỳ 2008-2009. Kết quả này ngoài việc phản ánh sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam, còn là sự ghi nhận thành quả xứng đáng của Việt Nam sau quá trình dài vận động và đóng góp tích cực mạnh mẽ và toàn diện ở nhiều cấp khác nhau vào hòa bình, an ninh thế giới - những nhiệm vụ cốt lõi của HĐBA. Dấu ấn rõ nét gần nhất của Việt Nam trong công tác thúc đẩy giải pháp hòa bình là việc tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội, một sự kiện cầu nối để Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đối thoại và tiến gần hơn tới các vấn đề xung quanh vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cử quân nhân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, góp phần củng cố và duy trì hòa bình tại nhiều nơi trên thế giới.

Cùng với việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2020, vị trí Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 đã phản ánh vị thế mới của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới toàn diện, thể hiện uy tín cao, chủ động và tích cực đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam đối với hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế.

Trở thành Ủy viên không thường trực của HĐBA LHQ là cơ hội đặc biệt để Việt Nam bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia; nâng cao vai trò, vị thế quốc tế; tạo điều kiện để tăng cường quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn, thông qua việc tham gia thảo luận, đóng góp, quyết định các vấn đề lớn liên quan đến hòa bình và an ninh khu vực, thế giới. Theo giới chuyên gia, việc được bầu làm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ sẽ tiếp tục nâng cao tiếng nói, sức nặng của Việt Nam xét về địa chính trị, như một nhân tố quan trọng và có tầm ảnh hưởng tại khu vực đang phát triển như Đông Nam Á cũng như xa hơn trên trường quốc tế.

Trách nhiệm - thách thức

HĐBA là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của LHQ, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Đặc biệt, HĐBA là cơ quan duy nhất của LHQ có thể đưa ra các quyết định có tính ràng buộc đối với tất cả các nước thành viên LHQ. HĐBA gồm 15 ủy viên, trong đó có 5 nước ủy viên thường trực (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp) với quyền phủ quyết và 10 nước Ủy viên không thường trực được bầu với nhiệm kỳ 2 năm. Tư cách Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ sẽ mang lại những lợi ích tiềm tàng về ngoại giao cho Việt Nam trong tương lai nhưng đồng thời cũng đòi hỏi ở nước ta những trách nhiệm nặng nề. Cùng với các Ủy viên không thường trực mới được bầu, Việt Nam sẽ tiếp tục lãnh trọng trách góp phần xây dựng chương trình nghị sự, tham gia định hình chính sách của LHQ.

Khối lượng công việc của các thành viên mới sẽ rất lớn. Thế giới hiện nay còn nhiều điểm nóng xung đột như Ukraine, Venezuela, Trung Đông, khủng bố... bên cạnh các thách thức phi truyền thống. Việt Nam sẽ đón nhận nhiệm vụ mới tại HĐBA trong bối cảnh châu Á vừa là tâm điểm phát triển kinh tế, vừa là điểm nóng cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn. Khối lượng công việc của Việt Nam thậm chí còn nhiều hơn khi đồng thời bước vào nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên ASEAN. Do đó, Việt Nam sẽ gánh trên vai trách nhiệm rất nặng nề. Không những Việt Nam phải thể hiện được vai trò, năng lực trên trường quốc tế mà còn phải ở cả tầm khu vực.

Chúng ta đang ở thời khắc thế giới phải đối mặt với những thách thức to lớn, vai trò của Việt Nam cần phải biến đổi và tăng cường mạnh mẽ hơn nữa, không đơn thuần là tổ chức chủ trì mà là đóng góp tích cực, quan trọng trong các diễn đàn thế giới và khu vực. Các quốc gia kỳ vọng Việt Nam sẽ đóng vai trò mạnh mẽ hơn nữa trong những vấn đề HĐBA đang làm việc tích cực như Triều Tiên, Myanmar. Việt Nam sẽ phải nhanh chóng nắm bắt nội dung, chương trình nghị sự, những chuyển động và diễn biến mới, phức tạp của thế giới, khu vực; chuẩn bị sẵn sàng tư thế, quan điểm lập trường, phương châm ứng xử, tham vấn tại HĐBA, cũng như với các nhóm, các nước liên quan, các nước có vấn đề, các thành viên LHQ nói chung, để từ đó phát huy vị thế, sáng kiến, kiến nghị, nhằm đóng góp và thể hiện trách nhiệm cao của Việt Nam.

Việt Nam sẽ phải chuẩn bị rất nhiều để có thể thực hiện thành công nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA lần này. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam có thuận lợi hơn khi đã đảm nhận thành công một nhiệm kỳ, bởi chúng ta đã có kinh nghiệm và những bài học rút ra từ nhiệm kỳ trước. Với kinh nghiệm đã đúc kết được, với tinh thần hợp tác tích cực, chân thành và sự ủng hộ của các nước thành viên LHQ, chúng ta tự tin sẽ đảm đương và hoàn thành tốt trọng trách tại HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, tiếp tục đóng góp lớn hơn vào nền hòa bình, phát triển và thịnh vượng trên toàn thế giới.

Theo PLXH
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.