Việt Nam nằm trong top đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Hoàng Giang phát biểu tại phiên thảo luận.
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Hoàng Giang phát biểu tại phiên thảo luận.

Tham dự Phiên thảo luận có Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Dennis Francis, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và đại diện các nước thành viên LHQ.

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Dennis Francis nêu bật tầm quan trọng của chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng trong việc đạt được tất cả các mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu tăng cường hỗ trợ tài chính và đầu tư vào cơ sở hạ tầng chất lượng, đáng tin cậy và bền vững. Các nước tham gia Phiên thảo luận cũng chia sẻ các kinh nghiệm, thực tiễn tốt và thách thức đặt ra nhằm thu hẹp khoảng cách trong phát triển và kết nối cơ sở hạ tầng, cũng như thúc đẩy quan hệ đối tác, đoàn kết và đổi mới để phát triển cơ sở hạ tầng bền vững.

Phát biểu tại Phiên thảo luận, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Hoàng Giang khẳng định thúc đẩy kết nối giữa và trong các quốc gia là cần thiết để phát triển kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo hiệu quả chuỗi cung ứng và tăng cường bền vững. Để thúc đẩy kết nối cơ sở hạ tầng, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất cần tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thông qua hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Các quốc gia cần tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống cơ sở hạ tầng thông qua đầu tư vào năng lượng tái tạo, công nghệ giao thông xanh và cơ sở hạ tầng số, với sự tham gia đóng góp về thể chế và tài chính của cả khu vực công và tư. Đồng thời, nỗ lực ở cấp độ toàn cầu về kết nối cơ sở hạ tầng cần gắn liền với các sáng kiến ở cấp độ khu vực và quốc gia, với ví dụ tiêu biểu là Kế hoạch Tổng thể về kết nối của ASEAN 2025 nhằm mục đích tăng cường kết nối khu vực và hỗ trợ trong suốt vòng đời của các dự án cơ sở hạ tầng ở khu vực.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ là 1 trong 3 đột phá chiến lược của Chính phủ Việt Nam để phát triển bền vững. Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sợ hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự án trong lĩnh vực này. Đến nay, Việt Nam đã đưa vào khai thác 1.729 km đường cao tốc và phấn đấu đạt 3.000 km đến năm 2025. Đồng thời, Việt Nam tiếp tục phát triển kết nối cơ sở hạ tầng với các nước láng giềng, trong đó có Lào, qua đó thúc đẩy kết nối khu vực và liên khu vực.

Chính phủ Việt Nam tiếp tục ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng bền vững thông qua đầu tư vào năng lượng tái tạo, hệ thống giao thông xanh, cũng như khuyến khích sản xuất và sử dụng các phương tiện công cộng chạy bằng điện. Đại sứ Đặng Hoàng Giang cũng bày tỏ cảm ơn các đối tác hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã hỗ trợ kịp thời và hiệu quả những dự án phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam.

“Tuần lễ bền vững” năm nay, diễn ra từ ngày 15-19/4, là sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Khóa 78 về việc tổ chức một chuỗi Phiên họp cấp cao của Đại hội đồng LHQ để thảo luận những chủ đề liên quan đến phát triển bền vững nhằm thu hút sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước, góp phần huy động ý chí chính trị để thúc đẩy quá trình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.