Việt Nam SuperPort thúc đẩy năng lực ngành logistics

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - "Việt Nam SuperPort" sẽ đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực logistics của Việt Nam trong bối cảnh dòng chảy sản xuất và thương mại toàn cầu dịch chuyển sang Đông Nam Á, Tiến sĩ Yap Kwong Weng, CEO Việt Nam SuperPort nhấn mạnh tại Hội nghị Logistics Việt Nam 2024 diễn ra vào ngày 31/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiến sĩ Yap Kwong Weng, CEO Việt Nam SuperPort phát biểu tại Hội nghị Logistics Việt Nam 2024
Tiến sĩ Yap Kwong Weng, CEO Việt Nam SuperPort phát biểu tại Hội nghị Logistics Việt Nam 2024

Sự kiện tập trung vào các tác động của những diễn biến chính trị, kinh tế và biến đổi khí hậu toàn cầu đến ngành logistics tại Việt Nam. Các diễn giả đã thảo luận, làm rõ những cơ hội và thách thức để Việt Nam củng cố vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, Việt Nam SuperPort một lần nữa khẳng định lại thúc đẩy năng lực logistics của Việt Nam, tăng cường khả năng ứng phó trước những diễn biến phức tạp trên toàn cầu.

Thách thức và cơ hội

Đông Nam Á đang cho thấy vai trò ngày càng quan trọng trong thương mại toàn cầu. Theo số liệu từ OCBC, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này tăng 7,8% so với mức trung bình giai đoạn 2020 – 2022. Thị phần xuất khẩu của Việt Nam hiện chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đông Nam Á đến các khu vực chính, cho thấy vị thế của Việt Nam ngày càng được củng cố trong thương mại quốc tế.

Sở hữu nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với các thách thức trong phát triển cơ sở hạ tầng logistics. Theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới, Việt Nam đứng thứ 43 trong Chỉ số Hiệu quả Logistics trong năm 2023. Để góp phần đáng kể giải quyết những thách thức này, Việt Nam SuperPort với vai trò là mắt xích chiến lược trong Mạng lưới Logistics Thông minh ASEAN (ASLN) sẽ kết nối Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN.

“Dự án sẽ trực tiếp kết nối với 20 khu công nghiệp dọc theo Hành lang Kinh tế phía Bắc với các cảng biển và sân bay chính, kéo dài tới Vân Nam và Côn Minh ở Trung Quốc. Sự kết nối này nhằm tăng cường dòng thương mại, thu hút nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu tư cho các doanh nghiệp quốc tế, Tiến sĩ Yap Kwong Weng, CEO Việt Nam SuperPort chia sẻ.

Đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững

Trước những rủi ro của biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng nặng nề đến chuỗi cung ứng, Việt Nam SuperPort đặt ra mục tiêu đầy tham vọng trở thành cảng logistics đa phương thức đầu tiên tại Đông Nam Á đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040. Cam kết này phù hợp với chiến lược quốc gia, phát triển ngành logistics theo hướng hiện đại, thông minh, cạnh tranh và bền vững đến năm 2035. Chia sẻ về kế hoạch để đạt được mục tiêu này, Tiến sĩ Yap cho biết, doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn năng lượng sạch, chuyển đổi sang xe điện để vận chuyển hàng hóa, ứng dụng nền tảng công nghệ số để thiết lập hệ thống giám sát và báo cáo khí thải nghiêm ngặt.

Song song với các nỗ lực phát triển bền vững, Việt Nam SuperPort đang áp dụng tiến bộ công nghệ để nâng cao hiệu quả logistics. Những công nghệ này bao gồm: hệ thống tự động hóa và robot vận hành kho bãi trên nền tảng AI, hệ thống theo dõi hàng tồn kho theo thời gian thực và dự đoán nhu cầu, cũng như hệ thống quản lý môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trên nền tảng blockchain. Bên cạnh đó, một thị trường logistics sẽ được phát triển trên nền tảng AI để kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), các tổ chức tài chính và nhà cung cấp dịch vụ logistics, từ đó nâng cao hơn nữa hiệu quả của hệ sinh thái logistics.

Việt Nam SuperPort thúc đẩy năng lực ngành logistics ảnh 1

Phối cảnh “siêu cảng” Việt Nam SuperPort™ do liên doanh T&T Group và YCH (Singapore) phát triển

Phát triển nguồn nhân lực và triển vọng tương lai

Hiểu rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong việc phát triển đồng bộ ngành logistics, Việt Nam SuperPort đã hợp tác với Học viện Chuỗi Cung ứng và Logistics Singapore (SCALA) thuộc Tập đoàn YCH để triển khai cam kết đào tạo 500 chuyên gia logistics. “Chương trình phát triển tài năng sẽ kéo dài chín tháng tại Singapore nhằm chuẩn bị lực lượng lao động cho Việt Nam trước nhu cầu ngày càng tăng về nhân lực logistics chất lượng cao và am hiểu công nghệ. Dự kiến, chương trình sẽ hợp tác với các công ty công nghệ hàng đầu thế giới để phát triển các kỹ năng mới như làm chủ AI trong lĩnh vực logistics , Tiến sĩ Yap cho biết thêm.

Dự kiến, khi hoàn thiện, Việt Nam SuperPort sẽ thay đổi cục diện ngành logistics. Thông qua giải quyết các thách thức về cơ sở hạ tầng, triển khai các giải pháp bền vững và tận dụng tiến bộ công nghệ, dự án sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Sáng kiến đầy tham vọng này không chỉ hứa hẹn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn đóng góp đáng kể vào mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Khi các mô hình thương mại toàn cầu tiếp tục phát triển, Việt Nam SuperPort sẽ đóng vai trò then chốt trong việc định hình tương lai ngành logistics tại Đông Nam Á và các khu vực khác trong tương lai.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).