Việt Nam tiếp tục đàm phán mua vắc xin ngừa COVID-19, dự kiến tháng 3 tiêm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thông tin từ Bộ Y tế cho hay trong tuần này, Bộ Y tế sẽ tiếp tục đàm phán để mua vắc xin ngừa COVID-19. Dự kiến tháng 3 tới sẽ tiêm vắc xin ngừa COVID-19 rộng rãi lần đầu tiên.
Việt Nam tiếp tục đàm phán mua vắc xin ngừa COVID-19, dự kiến tháng 3 tiêm

Nguồn tin của báo Tuổi Trẻ cho biết, từ nay đến cuối năm 2021, ngoài vắc xin của Công ty AstraZeneca Việt Nam đã đặt mua (30 triệu liều) thì Việt Nam sẽ được COVAX viện trợ cho khoảng 30 triệu liều. Như vậy, Việt Nam sẽ có khoảng 60 triệu liều vắc xin COVID-19.

Tuy nhiên, theo tính toán, trong năm 2021 Việt Nam phải có khoảng 150 triệu liều vắc xin mới đảm bảo cho người dân. Do đó trong tuần này, Bộ Y tế sẽ tiếp tục đàm phán mua vắc xin ngừa COVID-19. Các hãng vắc xin mà Việt Nam đang thương thảo là vắc xin của Pfizer, Nga, Trung Quốc và Mỹ...

Bộ Y tế cần thực hiện cơ chế cấp phép trong tình huống khẩn cấp, sao cho chỉ trong vòng 5 ngày phải hoàn thành mọi thủ tục. Bộ cũng khuyến khích các doanh nghiệp nếu có nguồn vắc xin nhập khẩu, có thể phối hợp với Bộ Y tế để đưa vaccine về Việt Nam.

Về việc sử dụng vắc xin, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, sẽ tuân thủ theo khuyến cáo của WHO, ưu tiên cho những khu vực có dịch, có nguy cơ cao, đảm bảo hiệu quả cho phòng chống dịch.

Tính đến ngày 8/2, thế giới có 11 loại vắc xin ngừa COVID-19 đã được Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA), Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn và nhiều quốc gia cho phép lưu hành/nhập khẩu khẩn cấp. Việt Nam cũng đã phê duyệt nhập khẩu khẩn cấp 1 vắc xin trong số này.

Ngoài ra còn 237 vắc xin đang trong quá trình phát triển, trong đó Việt Nam có 3 sản phẩm, 2/3 đang ở giai đoạn thử nghiệm trên người, sản phẩm còn lại dự kiến thử nghiệm trên người từ tháng 3/2021.

Hầu hết vắc xin ngừa COVID-19 yêu cầu bảo quản ở 2-8 độ C, nhưng cũng có sản phẩm yêu cầu bảo quản, vận chuyển ở nhiệt độ âm sâu. Điều đó khiến cho kế hoạch mua vắc xin và vận chuyển, bảo quản vắc xin của nhiều nước gặp khó khăn.

Tuy nhiên Việt Nam đã chuẩn bị điều kiện về kho lạnh, kho đặc biệt này là dạng rất đặc biệt: "kho trong kho", và sẵn sàng đàm phán với tất cả các nhà sản xuất có vắc xin có sản phẩm đủ điều kiện và đã được phê duyệt.

Bảo quản vắc xin thế nào?

Bộ Y tế vừa cấp chứng nhận cho 3 kho lạnh âm sâu đến -86 độ C và 51 kho lạnh nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C của Hệ thống tiêm chủng VNVC.

Trao đổi với VTC News, đại diện VNVC cho biết, hệ thống thiết bị vận chuyển vắc xin chuyên dụng của đơn vị này có khả năng lưu trữ khoảng 170 triệu liều vaccine. Đây là điều kiện quan trọng để đơn vị này tiến đến nhập số lượng lớn vắc xin COVID-19 cần lưu trữ ở nhiệt độ âm sâu.

Tại mỗi kho lạnh âm sâu đều có một kho rã đông được kiểm soát nhiệt độ luôn dưới 8 độ C để đảm bảo vắc xin được rã đông an toàn trước khi đưa vào sử dụng.

Sức chứa mỗi tủ gần 100.000 liều vắc xin, 3 kho lạnh âm sâu của VNVC tại khu vực TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng với 30 tủ âm sâu (18 tủ tại TP.HCM, 5 tủ tại Đà Nẵng và 7 tủ tại Hà Nội) có thể lưu trữ lên tới 3 triệu liều vắc xin cùng lúc.

VNVC cũng cho biết, kho lạnh âm sâu có nhiệt độ rất thấp, với khả năng duy trì nhiệt độ không đổi, có thể đặt chính xác nhiệt độ theo nhu cầu, trong khoảng từ -40°C đến -86°C. Tủ lạnh âm sâu là thiết bị y tế có sự phân bố nhiệt độ bên trong rất đồng đều, đảm bảo các chất hữu cơ luôn được giữ trong cùng một điều kiện nhiệt độ. Đây chính là điều kiện cần thiết cho công việc lưu trữ bảo quản và cung ứng vắc xin COVID-19 “đặc biệt” trên toàn thế giới, đang được nhiều quốc gia ráo riết đầu tư.

Đặc biêt, tủ lạnh siêu âm -86°C sử dụng gas lạnh và công nghệ làm lạnh ghép tầng, và cũng là sản phẩm đầu tiên trên thế giới có hệ thống cảnh báo qua GSM và chức năng điều khiển thiết bị từ xa.

Tất cả các kho lạnh, xe lạnh, thùng vận chuyển, tủ lạnh sử dụng trong quá trình vận chuyển vắc xin đều được thẩm định, đánh giá đạt điều kiện bảo. Quy trình bảo quản, vận chuyển vắc xin phải tuân thủ theo đúng GSP (thực hành tốt bảo quản thuốc), GDP (thực hành tốt phân phối thuốc) theo quy định của Bộ Y tế…

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.