Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam là 60,98 tỷ USD còn kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc tính theo năm.
Kỳ họp giữa Hàn Quốc và Việt Nam về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA) tại Hà Nội năm 2020. (Ảnh: TTXVN)
Kỳ họp giữa Hàn Quốc và Việt Nam về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc (VKFTA) tại Hà Nội năm 2020. (Ảnh: TTXVN)

Số liệu thống kê của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) công bố ngày 4/1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2022 là 60,98 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 26,72 tỷ USD, theo đó thặng dư thương mại là 34,26 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên Việt Nam trở thành đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc tính theo năm.

Một quan chức của MOTIE cho biết: “Trong số các nước ASEAN, Việt Nam đang nổi lên như một cơ sở sản xuất cho các công ty toàn cầu. Việc Việt Nam trở thành quốc gia đối tác thặng dư thương mại lớn nhất của Hàn Quốc là do kết quả các doanh nghiệp Hàn Quốc không ngừng thâm nhập thị trường Việt Nam và trở thành đối tác kinh tế thân thiết của nhau”.

Sau Việt Nam, các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Hàn Quốc ghi nhận thặng dư thương mại lớn lần lượt là Mỹ với mức thặng dư 28,04 tỷ USD, Hong Kong (Trung Quốc) với 25,79 tỷ USD, Ấn Độ với 9,98 tỷ USD và Singapore với 9,86 tỷ USD. Riêng xuất khẩu của Hàn Quốc sang Mỹ năm 2022 tăng 14,5% so với năm 2021 và là năm thứ 6 liên tiếp duy trì đà tăng kể từ năm 2017. Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Mỹ trong năm 2022 đạt 109,82 tỷ USD - lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD. Trong khi đó, xuất khẩu của Hàn Quốc sang Ấn Độ (thị trường thương mại mới nổi tiêu biểu) đạt mức cao kỷ lục 18,88 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2021.

Đáng chú ý, Trung Quốc vốn đứng đầu về thặng dư thương mại của Hàn Quốc vào năm 2018, đứng thứ hai vào năm 2019 và liên tục đứng thứ ba vào các năm 2020 và 2021, song đã lùi xuống thứ 22 vào năm 2022, với mức thặng dư 1,25 tỷ USD. Một trong những nguyên nhân chính là xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh do ảnh hưởng của chính sách phòng chống dịch COVID-19 của Trung Quốc và tăng trưởng kinh tế chậm lại sau các lệnh phong tỏa trong khu vực. Ngược lại, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng do giá nguyên liệu thô công nghiệp, bao gồm lithium (nguyên liệu quan trọng trong sản xuất pin), tăng vọt.

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục 683,9 tỷ USD, nhảy vọt lên vị trí lớn thứ 6 thế giới (dựa trên số liệu 9 tháng đầu năm). Tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu cũng tăng vọt trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao do ảnh hưởng của cuộc xung đột ở Ukraine. Theo đó, thâm hụt thương mại ở mức cao kỷ lục 47,2 tỷ USD.

Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngày 4/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”. Sự kiện do Tập đoàn Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức, thu hút sự quan tâm, tham gia của giới chuyên gia, các tổ chức, cá nhân lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong và ngoài nước.
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Tọa đàm ra mắt sách “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn” đã diễn ra ngày 4/5 tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, số 65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sách dày 800 trang, của tác giả Lê Y Linh, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Tri Thức Trẻ Books ấn hành.
Tòa án Nepal ra lệnh hạn chế giấy phép leo núi Everest
Tòa án Nepal ra lệnh hạn chế giấy phép leo núi Everest
Tòa án tối cao Nepal vừa ra lệnh hạn chế số lượng giấy phép leo núi đối với đỉnh núi Everest và các đỉnh núi khác. Quyết định này được đưa ra ngay trước thềm mùa leo núi mùa xuân, thời điểm thu hút hàng trăm nhà thám hiểm đổ về dãy Himalaya.
Nhiều khu vực có mưa và dông
Nhiều khu vực có mưa và dông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, ngày và đêm 4/5, trên cả nước nhiều khu vực có mưa và dông, cục bộ có mưa to.
Nhật Bản: Khó khăn trong quảng bá sản phẩm địa phương do chữ viết
Nhật Bản: Khó khăn trong quảng bá sản phẩm địa phương do chữ viết
Chính quyền tỉnh Ibaraki đã gặp khó khăn trong việc quảng bá đặc sản thịt bò Hitachiwagyu của địa phương, sau khi một cuộc khảo sát cho thấy một tỷ lệ đáng kể thanh niên Nhật Bản không thể đọc được các ký tự chữ Hán (kanji) trong tên của thương hiệu thịt bò này.