Vingroup tài trợ 92 tỷ đồng cho các dự án khoa học-công nghệ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 9/12, Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VINIF) công bố tài trợ 92 tỷ đồng cho 20 dự án Khoa học - Công nghệ có những giá trị thực tiễn với cộng đồng, nâng tổng giá trị tài trợ trong 3 năm qua lên 445 tỷ đồng. Đây là chương trình phi lợi nhuận của T ập đoàn Vingroup , nhằm mục tiêu thay đổi môi trường nghiên cứu và góp phần tạo bệ phóng đưa khoa học Việt vươn tầm quốc tế.
Năm 2021, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup tài trợ 92 tỷ đồng để phát triển 20 dự án nghiên cứu KHCN, nâng tổng giá trị tài trợ trong 3 năm qua lên 445 tỷ đồng.
Năm 2021, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup tài trợ 92 tỷ đồng để phát triển 20 dự án nghiên cứu KHCN, nâng tổng giá trị tài trợ trong 3 năm qua lên 445 tỷ đồng.

Năm nay, Quỹ VINIF tiếp nhận tổng cộng 211 dự án đề xuất, vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Hội đồng khoa học cũng tăng gấp ba lần với 180 chuyên gia trong và ngoài nước.

Để được nhận tài trợ, các dự án đều phải đáp ứng được bộ năm tiêu chí của VINIF, bao gồm: mức độ cần thiết của đề tài; năng lực nghiên cứu của tác giả, cơ sở vật chất của đơn vị thực hiện; tính sáng tạo, ý nghĩa khoa học; tác động tới kinh tế – xã hội; tính thuyết phục của mục tiêu cũng như giá trị khoa học – công nghệ của sản phẩm, dịch vụ. Chương trình ưu tiên những chủ nhiệm dự án là nhà khoa học (có bằng tiến sĩ) sở hữu kinh nghiệm nghiên cứu dày dặn và thành tựu học thuật nổi bật.

Sau quá trình thẩm định khắt khe và minh bạch, 20 dự án nổi bật nhất năm 2021 đã được xét duyệt tài trợ với tổng giá trị lên tới 92 tỷ đồng. Các dự án trên đến từ nhiều lĩnh vực từ Y sinh - Y dược - Vật lý - Vật liệu đến Toán học - Công nghệ thông tin - Khoa học máy tính… Điểm chung của các dự án là nghiên cứu khoa học mũi nhọn hoặc có định hướng ứng dụng, cùng phương pháp tiếp cận và công nghệ hiện đại, cũng như mang tầm ảnh hưởng quốc tế. Một số dự án tiêu biểu bao gồm: Chế tạo linh kiện quang điện hóa cho sản xuất nhiên liệu H2 từ nước, nhằm giải quyết bài toán năng lượng sạch và phát triển bền vững, hay Hệ thống internet vạn vật theo dõi điện tim thai nhi với cảm biến không tiếp xúc, hỗ trợ theo dõi sức khỏe thai nhi và bà mẹ ngay tại nhà với chi phí thấp.

Vingroup tài trợ 92 tỷ đồng cho các dự án khoa học-công nghệ ảnh 1
  • GS. Vũ Hà Văn (Giám đốc Khoa học VinIF và VinBigData, Tập đoàn Vingroup) khẳng định: VINIF luôn nỗ lực thúc đẩy hệ sinh thái nghiên cứu - ứng dụng khoa học trong nước.
  • Bên cạnh nguồn lực tài chính, VINIF sẽ đồng hành cùng đội ngũ thực hiện dự án tiếp cận các nguồn lực khoa học, kết nối với mạng lưới chuyên gia tư vấn và truy cập cơ sở dữ liệu lớn. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ được VINIF tư vấn đăng ký bảo hộ bằng độc quyền sáng chế và giới thiệu nguồn đầu tư để tiếp tục triển khai ứng dụng vào các sản phẩm, giải pháp thực tiễn. Đây là cách làm được các nhà khoa học đánh giá là toàn diện, hiệu quả và bền vững.

    Phát biểu tại sự kiện trao tài trợ, GS.Vũ Hà Văn (Giám đốc Khoa học quỹ VINIF và VinBigData, Tập đoàn Vingroup) nhấn mạnh: “Đích đến cuối cùng của nghiên cứu khoa học phải là tạo ra được những nhà khoa học có tư duy lành mạnh và tác phong làm việc chuyên nghịêp, những sản phẩm ứng dụng có ý nghĩa thực tế, giúp nâng cao tầm hiểu biết và chất lượng cuộc sống của người Việt và khẳng định tầm vóc trí tuệ Việt trên trường quốc tế. Muốn làm được như vậy, nhà khoa học không thể đứng độc lập một mình mà cần sự chung tay của cả cộng đồng nghiên cứu và doanh nghiệp tư nhân. Những nỗ lực dài hạn của VINIF trong việc hỗ trợ nguồn lực phát triển dự án khoa học - công nghệ là nhằm mục tiêu đó.”

    Vingroup tài trợ 92 tỷ đồng cho các dự án khoa học-công nghệ ảnh 2
    GS. TS. Lê Quân (Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội) đánh giá cao tác động của VINIF đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

    Chương trình Tài trợ Dự án Khoa học - Công nghệ VINIF được triển khai từ năm 2019 nhằm tạo điều kiện tối đa cho các nhà khoa học phát huy khả năng nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, từ đó, xây dựng những công trình khoa học và giải pháp công nghệ mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Đến nay, VINIF đã tài trợ cho 83 dự án khoa học, tổng kinh phí trên 445 tỷ đồng. Trong số đó, nhiều dự án đã cho ra kết quả thực tiễn, với 163 sản phẩm dạng hệ thống, thiết bị; 159 sản phẩm dạng phần mềm, cơ sở dữ liệu; cũng như xuất bản 143 công bố khoa học tại các tạp chí Q1 và hội thảo hàng đầu thế giới. Đặc biệt, với sự đồng hành của VINIF, 34 nghiên cứu đã được cấp bằng sở hữu trí tuệ trong nước và quốc tế.

    GS.TS Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Trong bối cảnh tự chủ đại học và nguồn ngân sách nhà nước dành cho nghiên cứu khoa học công nghệ cùng với các thủ tục hành chính còn hạn chế thì việc tham gia của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn vào việc thúc đẩy khoa học công nghệ quốc gia đóng vai trò hết sức quan trọng, thể hiện tầm nhìn chiến lược và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp này. Tôi đánh giá cao việc ra đời của Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) với chức năng hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhằm mục đích tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững cho Việt Nam.”

    Với tư duy tài trợ đột phá, thông qua việc thúc đẩy hệ sinh thái nghiên cứu - ứng dụng, VINIF kỳ vọng góp phần gắn kết mạng lưới nhà khoa học - viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp, hướng tới từng bước thay đổi môi trường và tác phong nghiên cứu tại Việt Nam.

    Bên cạnh Tài trợ Dự án Khoa học - Công nghệ, VINIF còn triển khai 06 chương trình thường niên khác, bao gồm học bổng Thạc sĩ, Tiến sĩ và sau Tiến sĩ; Hợp tác, tài trợ sự kiện khoa học; Tài trợ khóa học ngắn hạn và giáo sư thỉnh giảng; Tài trợ và hợp tác đào tạo Thạc sĩ Khoa học dữ liệu và Lưu giữ các giá trị Văn hoá, Lịch sử. Thông tin chi tiết các hoạt động của VINIF xem thêm tại đây.

    Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
    Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
    (Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
    Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
    Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
    (Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
    Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
    Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
    (Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
    Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
    Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
    (Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
    Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
    Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
    (Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
    Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
    Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
    (Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
    Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
    Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
    (Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
    Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
    Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
    (Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
    Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
    Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
    (Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.