Vĩnh Thịnh: Hiểm hoạ ô nhiễm môi trường do nuôi bò sữa

(Ngày Nay) -Hơn 4800 con bò sữa đang đem đến cho người nông dân Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) nguồn thu nhập ổn định, đáng kể. Tuy nhiên, do trên 90% số chuồng trại nuôi bò sữa nằm trong các hộ dân, nước thải, phân bò xả trực tiếp ra hệ thống cống rãnh của xã dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Cống dày đặc phân bò, hình ảnh thường thấy ở các thôn nuôi bò sữa xã Vĩnh Thịnh
Cống dày đặc phân bò, hình ảnh thường thấy ở các thôn nuôi bò sữa xã Vĩnh Thịnh

200 tấn phân đổi vài chục lít sữa?

“Sức khỏe của chúng tôi đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng, tỷ lệ người trong làng chết vì bệnh ung thư tăng cao chưa từng có. Ngày nắng, mùi hôi thối xộc thẳng vào miếng cơm, ngụm nước, ngày mưa, cống rãnh giềnh lên rặt phân bò và nước rửa chuồng trại”, một người dân thôn Khách Nhi ngược xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) phản ảnh tới đường dây nóng Ngày Nay.

Ngày 1/8/2017, phóng viên Ngày Nay đã tới “mục sở thị” các trang trại nuôi bò trong dân tại xã này. Quả đúng như phản ảnh của người dân, khắp các thôn trong xã Vĩnh Thịnh đều dễ dàng bắt gặp cảnh các cống rãnh nổi phân bò và mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Trong đó, tình trạng không khí đặc quánh mùi phân bò xuất hiện ở các thôn tập trung số lượng lớn bò sữa như Khách Nhi ngược, An Lão ngược, An Lão xuôi, An Lão trên, An Lão giữa.

Người dân cho biết, ngày mưa, phân bò cảy từ xóm này sang xóm kia, thậm chí, các kênh mương tưới tiêu trong khu vực này cũng tắc nghẽn do lắng phân. Thậm chí nhiều ao hồ phân bò đặc quánh, cỏ mọc lên mặt, chó mèo chạy qua cũng không sụt lún.

Vĩnh Thịnh: Hiểm hoạ ô nhiễm môi trường do nuôi bò sữa ảnh 190% chuồng trại nuôi bò sữa tại Vĩnh Thịnh nằm trong khu dân cư

Ông Nguyễn Văn Hà, một hộ dân sống giữa “tâm bão” phân bò dẫn chúng tôi ra đầu xóm và chỉ “phân tươi đang chảy, đây này, thối lắm, ở nhà hàng ngày tôi dùng hai cái quạt máy quạt thốc ra mà cũng không hết được mùi thối, quá khổ”. Ông Hà không phải “nạn nhân” duy nhất bị phân bò vây kín, nhiều gia đình cho biết đã 3-4 năm nay không dám mời bạn bè, thông gia tới nhà ăn cỗ vì mùi hôi thối và quá nhiều ruồi nhặng.

Ô nhiễm không khí, ô nhiễm bề mặt đất có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường còn ô nhiễm nguồn nước theo Trung tâm y tế của xã Vĩnh Thịnh thì chưa có kết quả kiểm nghiệm chính thức song nước giếng khoan trong xã màu rất vàng. Trước đây người dân ăn nước giếng khoan nhưng giờ không dám ăn nữa mà xây bể chứa nước mưa rồi lọc để sử dụng.

Vĩnh Thịnh: Hiểm hoạ ô nhiễm môi trường do nuôi bò sữa ảnh 2Những con mương phân bò chạy dọc các thôn

Cũng theo thống kê sơ bộ của y tế xã Vĩnh Thịnh thì tỷ lệ trẻ em, người già mắc bệnh hô hấp, truyền nhiễm gần đây ngày một gia tăng, cùng với đó số người chết do bệnh ung thư cũng tăng chóng mặt khiến người dân hoang mang, lo lắng.

“Thống kê sơ sơ gần đây toàn xã có hơn 30 trường hợp chết do ung thư, trong đó, chỉ riêng năm 2016 có 43 người mắc bệnh ung thư, 13 người đã qua đời, còn lại đang chữa trị, khó qua khỏi. 6 tháng đầu năm 2017 phát hiện thêm 3 trường hợp mắc bệnh ung thư, 1 người đã chết. Trước đây tỷ lệ mắc bệnh ung thư ít lắm, không thấy nhiều như thế này”, ông Nguyễn Phùng Xuân, Q.chủ tịch UBND xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường xác nhận.

Cũng theo số liệu của xã Vĩnh Thịnh cung cấp cho báo giới thì mỗi ngày 4800 con bò sữa thải khoảng 200 tấn phân tươi (chưa kể nước thải) ra môi trường. Để đổi vài chục lít sữa/ ngày, người nông dân Vĩnh Thịnh đang tự hủy hoại chính sức khỏe và cuộc sống của mình và gia đình, họ đều chia sẻ mong muốn có một giải pháp để vừa phát triển được kinh tế ổn định vừa đảm bảo được sức khỏe và môi trường sống, thế nhưng nhiều năm trôi qua, mọi giải pháp đưa ra vẫn chỉ đang nằm…trên giấy.

Bế tắc giải pháp

Phát triển nuôi bò sữa một cách tự phát từ năm 2002 tới nay, theo báo cáo của UBNX xã Vĩnh Thịnh, 16 thôn của xã hiện đều đang chăn nuôi bò sữa, thôn nuôi nhiều bò sữa nhất là Khách Nhi Ngược, hơn 87% số hộ trong thôn đang nuôi khoảng 700 con bò sữa.

Công tâm mà nói, nghề nuôi bò sữa đã từng đem lại cho các hộ gia đình kinh tế khá ổn định với mức thu nhập mỗi hộ nuôi 10 con bò sữa là khoảng 20 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, do phát triển không có quy hoạch và tính toán tới nguồn xả thải nên các hộ dân đều lập chuồng trại ngay trong khu vực dân cư và xả chất thải gồm (phân bò tươi, nước thải, nước rửa chuồng trại…) trực tiếp ra môi trường.

Thậm chí người dân nuôi bò khi hầm bioga nhà mình đầy còn kéo xe phân ra chỗ nào trống là đổ vô tội vạ.Toàn bộ xã Vĩnh Thịnh đang phải đối diện với hiểm họa môi trường, dự báo với tình trạng hiện tại chỉ khoảng 3-5 năm nữa nguồn nước ngầm tại xã này chắc chắn bị ô nhiễm trầm trọng và dẫn tới những hệ quả vô cùng xấu cho người dân.

Vĩnh Thịnh: Hiểm hoạ ô nhiễm môi trường do nuôi bò sữa ảnh 3Người dân chăn nuôi tự phát, xử lý chất thải tùy tiện dẫn tới nguồn nước ngầm tại Vĩnh Thịnh có nguy cơ ô nhiễm nặng.

Bản thân các hộ chăn nuôi bò sữa cũng đã nhìn ra thực trạng này song họ đều tâm sự vì “sức ép kinh tế nên phải nhắm mắt sống chung với ô nhiễm”. Trước tình trạng báo động đỏ về ô nhiễm ở Vĩnh Thịnh, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã có giải pháp cấp cho xã một máy ép phân. Tuy nhiên, mỗi ngày chiếc máy này ép được khoảng 2 tấn phân khô, còn tới 190 tấn phân tươi mỗi ngày vẫn xả trực tiếp ra môi trường.

Tỉnh Vĩnh Phúc, UBND huyện Vĩnh Tường từ năm 2007 cũng đã lập đề án đưa chăn nuôi bò sữa ra ngoài khu dân cư. Đề án này có mức đầu tư lên tới 150 tỷ đồng song chỉ có người dân nuôi bò của 11 thôn đồng thuận, 5 thôn còn lại không đồng thuận vì tiếc công, của đầu tư cho trang trại hiện có. Vì thế, đã 10 năm trôi qua, đề án này vẫn đang “nằm trên giấy” trong khi ô nhiễm môi trường tại Vĩnh Thịnh ngày càng trầm trọng.

Đáng nói, tình trạng ô nhiễm này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và sự tươi sạch của nguồn sữa. Được biết, các hộ nuôi bò tại xã Vĩnh Thịnh đang bán sữa cho 2 đơn vị sản xuất sữa trong nước, một số gia đình do vệ sinh kém khi thu mua đơn vị thu mua trả giá sữa rất thấp. Và với tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay ở Vĩnh Thịnh, liệu chất lượng sữa của đàn bò tự phát này có đảm bảo chất lượng hay sẽ có ngày bị trả lại, dẫn tới tình trạng người nông dân phải đổ sữa ra đường như từng xảy ra ở một số địa phương?

Ngày Nay sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.