Vụ Đại lý kêu cứu vì AVIVA Việt Nam ‘tạm giữ’ tiền quá lâu: Không thể dùng cái sai để ‘trị’ cái sai

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các đại lý thừa nhận mình sai khi dùng giấy tờ tùy thân của người thân, bạn bè để làm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giả mạo. Nhưng họ cũng cho rằng Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AVIVA Việt Nam (AVIVA Việt Nam) cũng rất sai khi “tạm giữ” tiền của họ quá lâu.
AVIVA Việt Nam.
AVIVA Việt Nam.

Vẫn còn 79 đại lý bị AVIVA Việt Nam “tạm giữ” tiền

Như Ngày Nay đã thông tin, 172 đại lý thuộc hệ thống Vùng kinh doanh Y.N của AVIVA, vì để chạy doanh số, đã sử dụng giấy tờ tùy thân của người thân, bạn bè để lập các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giả mạo. Từ đó phát sinh những “con số kinh doanh bất thường trong kinh doanh”. Họ thừa nhận đây là cái sai của mình.

Ngày 5/2, AVIVA Việt Nam gửi email thông báo tạm giữ tất cả thu nhập của Vùng kinh doanh Y.N với 172 đại lý, để phục vụ kiểm tra, rà soát chất lượng hoạt động tư vấn bảo hiểm về các “con số kinh doanh bất thường trong kinh doanh”, thời hạn rà soát là 60 ngày.

Theo các đại lý, tổng số tiền mà AVIVA Việt Nam “tạm giữ” của họ là khoảng 33 tỷ đồng, bao gồm khoảng 29 tỷ đồng tiền gốc, số tiền còn lại là tiền hoa hồng và các khoản thưởng. Tiền gốc, theo giải thích của các đại lý, là số tiền họ bỏ ra để làm các hợp đồng giả mạo.

Vụ Đại lý kêu cứu vì AVIVA Việt Nam ‘tạm giữ’ tiền quá lâu: Không thể dùng cái sai để ‘trị’ cái sai ảnh 1
Các đại lý từng căng băng rôn yêu cầu AVIVA Việt Nam và ông Tổng giám đốc Paul Nguyễn trả tiền.

“Khi nhận được thông báo trên, chúng tôi vô cùng bất ngờ và có phản ứng”, một đại lý cho biết. Sau đó, AVIVA Việt Nam đã trả tiền cho 93 đại lý với số tiền khoảng 12,2 tỷ đồng, còn 79 đại lý vẫn tiếp tục bị AVIVA Việt Nam “tạm giữ” tiền cho đến nay.

Ông T. cho biết, số tiền còn lại của 79 đại lý này là khoảng 17 tỷ đồng, là số tiền gốc mà họ đã bỏ ra để lập các hợp đồng giả mạo. “Nếu chúng tôi không vi phạm, thì số tiền còn lại là hơn 20 tỷ đồng, nhưng chúng tôi vi phạm, nên chỉ còn khoảng 17 tỷ đồng tiền gốc, do bị cắt, thu hồi các khoản hoa hồng, thưởng,..”, ông T. nói thêm.

“AVIVA Việt Nam phải trả tiền gốc cho chúng tôi”

Về việc bị cắt, thu hồi các khoản hoa hồng, thưởng từ các hợp đồng giả mạo, các đại lý cho rằng AVIVA Việt Nam làm vậy là đúng và chấp nhận, không có ý kiến gì.

Còn theo tìm hiểu của phóng viên Ngày Nay, điều này đúng với mục 3.4 của Điều 2 về “Phạm vi ủy quyền” trong “Điều khoản hợp đồng đại lý bảo hiểm” của “Hợp đồng đại lý bảo hiểm” giữa AVIVA Việt Nam với đại lý.

“Tuy nhiên, theo quy định, AVIVA phải tuyên hủy hợp đồng và trả tiền gốc cho khách hàng trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm với khách hàng có lỗi. Đằng này, AVIVA Việt Nam một mặt cắt, thu hồi các khoản hoa hồng, thưởng của đại lý, mặc khác lại không tuyên hủy hợp đồng và vẫn giữ tiền của khách hàng. Tiền của khách hàng trong trường hợp này là tiền gốc của chúng tôi, AVIVA Việt Nam phải trả tiền gốc cho chúng tôi, chứ không thể lấy cái sai để làm sai được”, ông T. bức xúc.

Vụ Đại lý kêu cứu vì AVIVA Việt Nam ‘tạm giữ’ tiền quá lâu: Không thể dùng cái sai để ‘trị’ cái sai ảnh 2

Bức xúc của ông T. là có cơ sở, bởi trong “Điều khoản bảo hiểm liên kết chung trọn đời 2019” giữa AVIVA Việt Nam với khách hàng mua bảo hiểm có thể hiện: “AVIVA có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng/ sản phẩm bảo hiểm bổ sung ngay sau khi phát hiện ra hành vi vi phạm và không có trách nhiệm trả quyền lợi bảo hiểm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm liên quan trực tiếp đến thông tin kê khai không trung thực.

Trường hợp chấm dứt hợp đồng, AVIVA sẽ hoàn lại cho bên mua bảo hiểm tổng số phí bảo hiểm đã đóng (không có lãi) của sản phẩm bảo hiểm chính và sản phẩm bảo hiểm bổ sung trừ đi các khoản sau (nếu có): các khoản rút tiền từ giá trị tài khoản hợp đồng, quyền lợi bảo hiểm tương ứng đã trả, chi phí kiểm tra sức khỏe, các chi phí liên quan tới việc phát hành, quản lý hợp đồng”.

“Sự kiện bảo hiểm”, theo diễn giải của AVIVA “là sự kiện xảy ra đối với người được bảo hiểm mà theo đó AVIVA phải trả quyền lợi bảo hiểm theo quy định tại Điều khoản sản phẩm này”. “Điều khoản bảo hiểm liên kết chung trọn đời 2019” được chấp thuận theo Công văn số 4914/BTC-QLHC ngày 26/4/2019 của Bộ Tài chính.

“Dựa trên các điều khoản giữa AVIVA với đại lý và khách hàng, việc AVIVA Việt Nam “tạm giữ” tiền của đại lý từ các hợp đồng giả mạo quá lâu là không đúng, AVIVA Việt Nam phải trả lại họ khoản tiền gốc. Đó là chưa nói, việc lập một hồ sơ hợp đồng bảo hiểm với khách hàng phải qua nhiều bước, có sự tham gia của hệ thống kiểm tra, giám sát, thẩm định của AVIVA Việt Nam. Nên để xảy ra sai phạm này, AVIVA Việt Nam phải có trách nhiệm của mình trong đó, chứ không thể đẩy hết về phía đại lý”, một luật sư nhận định.

Chưa chấp thuận Manulife mua AVIVA Việt Nam

Tháng 12/2020, Vietinbank và Manulife Việt Nam ký thỏa thuận thiết lập quan hệ hợp tác độc quyền 16 năm phân phối bảo hiểm. Cũng trong tháng 12/2020, AVIVA Việt Nam phát đi thông cáo báo chí hoàn tất thương vụ bán lại cho Manulife Việt Nam.

Các đại lý cho biết sẽ viết tư kêu cứu gửi đến Đại sứ và Tổng lãnh sự quán Canada tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, “vì ông Paul George Nguyen là người có quốc tịch Canada” để yêu cầu ông này và AVIVA Việt Nam thực hiện đúng các thỏa thuận.

Ngày 17/6/2021, truyền thông đưa tin lợi nhuận VietinBank có thể vượt tỷ đô khi thương vụ M&A giữa Manulife và AVIVA được phê duyệt, chỉ ra rằng trong trường hợp thương vụ này được chấp thuận bởi Bộ Tài chính trong tháng 6 như ngân hàng kỳ vọng, Vietinbank sẽ có khả năng ghi nhận khoản phí trả trước vốn sẽ đẩy tăng trưởng lợi nhuận rất cao. Hiện tại Vietinbank vẫn kỳ vọng nhận được phê duyệt trễ nhất là đầu quý III.

Như vậy, có thể khẳng định thương vụ Manulife Việt Nam mua lại AVIVA Việt Nam là chưa hoàn tất. Điều này thu hút sự quan tâm của các đại lý đang bị AVIVA Việt Nam “tạm giữ” tiền.

Lý do, họ cho rằng, AVIVA Việt Nam một mặt dựa vào những “con số kinh doanh bất thường trong kinh doanh” để tạm giữ tiền của họ, mặc khác lại dùng chính những “con số kinh doanh bất thường trong kinh doanh” này để “làm đẹp hồ sơ” khi bán cho Manulife Việt Nam. Từ đó, họ đề nghị Cục Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cần làm rõ vấn đề này.

Phóng viên Ngày Nay cũng đã liên hệ, gửi nội dung trao đổi với Manulife Việt Nam về những vấn đề trên, phía đơn vị này cho biết sẽ có phản hồi vào tuần tới.

Ngày Nay sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).