Vụ dùng ảnh Phật để trang trí quán Buddha Bar: Sự xúc phạm nghiêm trọng

(Ngày Nay) - Hành động dùng tên gọi và tranh ảnh về Đức Phật để trang trí quán tại Buddha Bar được xem là sự xúc phạm nghiêm trọng đến biểu tượng tôn nghiêm và cao quý bậc nhất của Phật Giáo, cũng như xúc phạm tới niềm tin tôn giáo của hàng triệu Phật tử.
Hình ảnh phản cảm bên trong một cơ sở Buddha Bar ở nước ngoài.
Hình ảnh phản cảm bên trong một cơ sở Buddha Bar ở nước ngoài.

Sau khi thông tin về nguy cơ một “ổ dịch Covid-19” nằm giữa lòng Sài Gòn mang tên Buddha Bar & Grill (số 7 đường Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, TP.HCM) được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, dư luận xã hội sục sôi và có rất nhiều những ý kiến trái chiều; trong đó phần lớn đều tỏ ra bức xúc trước việc quán bar này lấy tên gọi cùng hình ảnh của Đức Phật trong Phật giáo để đặt tên và trang trí cho quán. Điều này được xem là không phù hợp, vì Đức Phật vốn là hình tượng tâm linh cao quý, đại diện cho Phật Giáo được các cộng đồng các tín đồ Phật Giáo nhất mực tôn sùng và kính trọng. 

Vụ dùng ảnh Phật để trang trí quán Buddha Bar: Sự xúc phạm nghiêm trọng ảnh 1
Vụ dùng ảnh Phật để trang trí quán Buddha Bar: Sự xúc phạm nghiêm trọng ảnh 2

Việc hình ảnh Đức Phật sử dụng làm vật trang trí trong quán Buddha Bar ở quận 2, TP.HCM  khiến các Phật tử vô cùng phẫn nộ.

Các Phật tử cho rằng, việc chủ nhân Buddha Bar sử dụng tên gọi và tranh ảnh Đức Phật - người đại diện cho sự giác ngộ, thiền định, trí tuệ, từ bi… để đặt tên và trang trí cho quán bar, vốn là nơi chỉ dành để diễn ra những hoạt động phục vụ nhu cầu ăn chơi, uống rượu, nhậu nhẹt; để trục lợi kiếm ăn trên biểu tượng giác ngộ của Đức Phật là một hành vi phỉ báng Phật Giáo và xúc phạm niềm tin tôn giáo của các Phật tử vì những hoạt động này đều phạm vào năm giới cấm của giáo lý nhà Phật. 

"Tôn giáo nào cũng hướng con người ta đến với cái thiện, cái mỹ, điều chỉnh suy nghĩ và hành vi tín đồ để họ sống tốt hơn, có ích cho xã hội. Dù chủ quán bar Buddha có hay không theo tôn giáo, dù theo tôn giáo nào thì cũng cần tôn trọng đức tin của người khác. Hành động và lời nói cần phải phù hợp với chuẩn mực xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, đặc biệt là sự tôn nghiêm và kính trọng trong bất kỳ tôn giáo nào", một Phật tử bày tỏ quan điểm.

Vụ dùng ảnh Phật để trang trí quán Buddha Bar: Sự xúc phạm nghiêm trọng ảnh 3

Những quán bar này “nhái” theo phong cách của các ngôi chùa Phật Giáo, với tượng Phật lớn được đặt ở chính giữa, làm chủ đạo trong kiến trúc.

Quá trình tìm hiểu cho thấy, theo thông tin giới thiệu trên trang buddhabar.com thì Buddha Bar là một chuỗi nhà hàng, quán bar, spar của Pháp, có mặt tại nhiều thủ đô và thành phố các nước như Luân Đôn, Du-bai, Manila… Qua quan sát một số hình ảnh chụp lại không gian bên trong các cơ sở Buddha Bar ở nước ngoài, không khó để nhận thấy rằng hình tượng Đức Phật – biểu tượng tôn nghiêm bậc nhất của cả một tôn giáo đang bị những người điều hành chuỗi nhà hàng, quán bar này sử dụng rất tuỳ tiện, thậm chí là “vô tội vạ”.

Không gian trong những quán bar này được “nhái” theo phong cách của các ngôi chùa Phật Giáo, với tượng Phật lớn được đặt ở chính giữa, làm chủ đạo trong kiến trúc. Khách hàng ngồi ăn uống, nhậu nhẹt say sưa trong tiếng nhạc mạnh và ánh đèn huyền ảo ở dưới chân tượng Phật. Thậm chí, để thêm phần thu hút và kích động không khí trong quán, nhiều vũ công trong trang phục hở hang, thiếu vải còn được bố trí nhảy múa, uốn éo những vũ điệu gợi dục ở khu vực xung quanh tượng Phật.

Chia sẻ về cảm xúc của mình khi được “chiêm ngưỡng” những bức hình ghi lại cảnh “thác loạn” tại Buddha Bar ở TP.HCM và cả ở nước ngoài, nhiều Phật tử cho biết, họ cảm thấy Phật Giáo đang bị những người điều hành Buddha Bar chà đạp và xúc phạm một cách rất nghiêm trọng. Văn hóa phương Tây khác với văn hóa truyền thống, đạo đức của châu Á nói chung và của Việt Nam nói riêng. Vậy nên, việc dùng tên Đức Phật đặt cho quán bar và trưng bày tranh ảnh Đức Phật trong không gian thiếu tôn nghiêm như ở quán bar với rượu mạnh, với tiếng nhạc xập xình và da thịt phô bày để “mua vui” hút khách như vậy là việc làm vô cùng sai trái.

Vụ dùng ảnh Phật để trang trí quán Buddha Bar: Sự xúc phạm nghiêm trọng ảnh 4

Nhiều vũ công trong trang phục hở hang, thiếu vải được bố trí nhảy múa, uốn éo ở khu vực xung quanh tượng Phật để kích động không khí.

Trao đổi với PV Ngày Nay về sự việc này dưới góc độ văn hoá, GS.TS Trương Quốc Bình - nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL tỏ ra vô cùng ngạc nhiên và bất bình. “Tôi thấy việc mang tên gọi, cùng những hình ảnh và biểu tượng tôn giáo để sử dụng vào mục đích trang trí kiến trúc ở những không gian tôn nghiêm, trang trọng thì vốn là bình thường từ xưa đến giờ. Thế nhưng, việc sử dụng hình tượng tôn giáo đó như thế nào mới là điều quan trọng. Việc mang hình ảnh cũng như tượng Đức Phật thường được các tín đồ Phật Giáo tôn sùng và thờ cúng ở những nơi trang nghiêm để đặt vào nơi diễn ra các hoạt động vui chơi giải trí, kém tôn nghiêm như quán bar để trang trí là không hợp, không nên.

Hành động này được xem là xúc phạm nghiêm trọng tới Phật giáo nói chung cũng như xúc phạm tới các Phật tử nói riêng. Dùng tên gọi và hình ảnh Đức Phật – biểu tượng tôn giáo của một tập hợp hàng triệu tín đồ để đặt tên và trang trí cho quán bar, khiến cho GHPGVN cùng rất nhiều Phật tử lên tiếng phản đối thì đây như là một sự xúc phạm tôn giáo rồi. Ai cũng có quyền tự do tôn giáo, có quyền tin hay không tin một tôn giáo nào. Nhưng chúng ta, dù theo hay không theo tôn giáo thì đều phải tôn trọng những tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau”, GS.TS Trương Quốc Bình cho biết.

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.