Vụ em bé 10 tuổi bị ni cô bạo hành ở Thanh Hoá: Cơ quan Công an vào cuộc?

(Ngày Nay) - Trước những thông tin, hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội và sau khi nhiều tờ báo vào cuộc, cơ quan chức năng, trong đó có lực lượng Công an tại tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc xác minh điều tra vụ việc nghi vấn cháu bé 10 tuổi bị ni cô đánh đập. Cô Phạm Thị Nhuần, giáo viên Trường Tiểu học Hà Hải, người đưa những hình ảnh cháu bé bị đánh lên mạng xã hội cho biết: Công an đã về xác minh, điều tra nhiều lần. 
Hình ảnh thương tích trên đầu em Dĩnh do cô Nhuần chụp vào ngày 20/10/2018 (Ảnh do cô Phạm Thị Nhuần cung cấp cho PV)
Hình ảnh thương tích trên đầu em Dĩnh do cô Nhuần chụp vào ngày 20/10/2018 (Ảnh do cô Phạm Thị Nhuần cung cấp cho PV)

Đứa bé bị cả gia đình chối bỏ...

Kể về cuộc sống của em Nguyễn Chí Dĩnh – nạn nhân nghi vấn bị ni cô Thích Đàm Trang (Chùa Long Yên) đánh đập, cô Nhuần chia sẻ, chẳng thể nào nghĩ rằng, ở thời đại này còn có đứa trẻ khổ đau như vậy. Từ nhỏ, khi lọt lòng, Dĩnh đã chẳng có bố, trong giấy khai sinh cũng chỉ có một mình tên mẹ. Sau khi sinh con không lâu thì mẹ Dĩnh bỏ đi, để lại em cho bà ngoại…

Vào năm 2015, khi đó Dĩnh 7 tuổi, ni cô Thích Đàm Lan tìm lên Sơn La để chữa bệnh ở một thầy lang trên núi. Trong lần đi đó, bà ngoại của em Dĩnh đã gặp ni cô Thích Đàm Lan là muốn gửi em vào chùa vì hoàn cảnh gia đình không thể nuôi dạy, chăm sóc được. Nghe lời bày tỏ của bà ngoài em Dĩnh như vậy, ni cô Thích Đàm Lan liền nói, nếu đã có nhã ý như vậy thì có thể đưa cháu xuống chùa. 

Rồi khi ni cô Thích Đàm Lan trở về chùa Long Yên thì bà ngoại và em Dĩnh cũng cùng đi xuống. Sau một tuần ở chùa, bà ngoại dời đi còn em Dĩnh ở lại từ đó cho đến nay. Tính cho đến thời điểm hiện tại, em Dĩnh đã ở chùa Long Yên được hơn 3 năm...

Nhắc lại chuyện, cô Nhuần chia sẻ: Nhiều lần lên lớp trong tình trạng thương tích đầy mình, thể trạng suy kiệt như đói ăn, cô Nhuần gặng hỏi thì Dĩnh chỉ bảo do nghịch quá, sư thầy đánh và không cho ăn. Những lần như vậy, cô Nhuần lại bảo bạn lớp trưởng đi ra quán tạp hoá gần trường một vỉ sữa đầu nành cho Dĩnh uống. Nhưng rồi, thấy nhiều lần đói lả, cô Nhuần đã mua cả một thùng to để trên lớp, mỗi ngày cho em Dĩnh uống một hộp trước khi ngồi học bài.

Những lần được cô cho sữa, em Dĩnh nói với cô Nhuần là sư thầy dặn không được ăn đồ ăn người khác cho, nếu không nghe lời sẽ đánh đòn và đuổi đi khỏi chùa. Để trấn an Dĩnh, cô Nhuần đã dặn cả lớp là không được nói với sư thầy về việc Dĩnh uống sữa trên lớp vì nếu nói ra thì bạn sẽ lại bị đánh...

Dường như Dĩnh dù còn nhỏ nhưng cũng ý thức được việc mình có hoàn cảnh sống quá đối đặc biệt, em là đứa trẻ bị mẹ và gia đình chối bỏ nên giờ phải nương nhờ cửa Phật. Ni cô Thích Đàm Trang đã nuôi em nên có thể việc đòn roi chỉ là để dạy dỗ cho ngoan hơn. Thậm chí, chính cô Nhuần và nhiều người còn nghĩ rằng, cũng nghĩ đến cái công ni cô Thích Đàm Trang nuôi dạy nên việc đánh đập cho qua. Nhưng rồi, khi nó diễn ra liên tục, cơ thể em Dĩnh có những thương tích vô cùng nghiêm trọng thì cô Nhuần và mọi người không thể im lặng được nữa.

Bất ngờ gặp được người giúp đỡ 

Nhiều lần trao đổi với thầy hiệu trưởng, cũng đã viết tường trình gửi Ban giám hiệu nhà trường, nói chuyện với Trưởng ban phụ huynh, cũng đã thông tin đến chính quyền xã nhưng tất cả đều không mang lại hiệu quả. Không sử dụng mạng xã hội nên cô Nhuần cũng chẳng biết đăng tải những hình ảnh về thương tích của em Dĩnh như thế nào. Muốn tìm đến toà soạn báo để nhờ họ lên tiếng nhưng cô Nhuần lại chẳng biết địa chỉ… 

Đến cuối tháng 11/2018, trong một lần lên Bệnh viện tuyến huyện để khám sức khoẻ định kỳ, trong lúc ngồi chờ đến lượt vào khám, cô Nhuần có thấy một cô gái trẻ có mang theo một chiếc máy quay phim. Đoán rằng, cô gái đó rất có thể là nhà báo nên cô Nhuần đã tiến lại gần để hỏi chuyện. Vì không có thời gian nên cô Nhuần chỉ có thể nói sơ qua sự việc đồng thời cho cô gái kia xem những hình ảnh mình ghi lại.

Sau khi nghe chuyện đồng thời xem những hình ảnh mà cô Nhuần cho xem thì cô gái kia có nói là đúng mình là phóng viên nhưng không làm mảng về trẻ em hay tôn giáo, tuy nhiên, cô gái đó nhận lời giới thiệu cho một người bạn chuyên làm mảng đó. Việc trước mắt là cô Nhuần phải chuyển lại toàn bộ hình ảnh để làm bằng chứng… 

Vụ em bé 10 tuổi bị ni cô bạo hành ở Thanh Hoá: Cơ quan Công an vào cuộc? ảnh 1

Em Nguyễn Chí Dĩnh chụp tại Trường Tiểu học Hà Hải (Ảnh chụp vào đầu tháng 12/2018)

Thực hiện theo đúng những gì cô gái kia hướng dẫn và rồi từ đây những thông tin về thương tích của em Dĩnh mới dần được đưa ra ánh sáng. Kể lại câu chuyện này, cô Nhuần cho biết, lúc đó mình hy vọng lắm vì dù sao nhà báo họ sẽ biết cách làm thế nào để thông tin đại chúng biết đến sự việc.

Đưa hình ảnh cho cô nữ phóng viên được vài ngày thì trên mạng xã hội và một số trang báo đưa hình ảnh của em Dĩnh. Cô Nhuần cũng không biết được sự việc mà chính một đồng nghiệp là giáo viên trong trường đã gọi rồi mở ra cho cô đọc. Khi thấy những hình ảnh đó được đăng tải lên mạng xã hội cũng như báo chí, cô Nhuần nửa mừng, nửa lo. Mừng là cuối cùng cũng có người lên tiếng giúp đỡ em Dĩnh, lo là không biết đến bao giờ cơ quan chức năng liên quan mới vào cuộc để xử lý sự việc cho đến gốc vấn đề.

Về việc này thầy giáo Nguyễn Trần Vinh, Hiệu trưởng trường tiểu học Hà Hải được biết, đúng là cô Nhuần đã nhiều lần báo cáo ban giám hiệu nhà trường về việc em Dĩnh bị đánh. Từ năm 2016 thì sự việc Dĩnh lên lớp có những thương tật trên cơ thể đã diễn ra. Trước sự việc như vậy, nhà trường đã nhiều lần cử cô Nhuần đến tận chùa Long Yên để nói chuyện với ni cô Thích Đàm Trang xem sự việc ra sao nhưng dường như không có hiệu quả.

Trước những sự việc như vậy, phía Trường tiểu học Hà Hải đã có thông báo cụ thể sang phía chính quyền địa phương. Tuy nhiên, sự việc cho đến cuối cùng mới chỉ dừng lại ở phương án cố gắng thuyết phục ni cô Thích Đàm Trang thay đổi phương pháp dạy dỗ em Dĩnh, từ bỏ việc đánh đập cháu bé chứ chưa tìm ra được phương án nào có đủ mạnh để ngăn chặn.

Cơ quan chức năng vào cuộc

 Sau khi những hình ảnh của em Dĩnh được nhiều tờ báo đăng tải, hàng loạt các cơ quan chức năng tại tỉnh Thanh Hoá đã vào cuộc điều tra, xử lý. Cho đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có kết luận cuối cùng về sự việc nhưng việc vào cuộc của các cơ quan chức năng đã khiến cho cô Nhuần cũng như các thầy cô trong trường tiểu học Hà Hải cảm thấy yên lòng hơn. 

Phía thầy Hiệu trưởng Nguyễn Trần Vinh cho biết, sau khi báo chí đăng tải thì cơ quan Công an cũng đã về làm việc với trường để thu thập các thông tin. Phía nhà trường cũng như cá nhân cô Nhuần cũng đã tích cực phối hợp để có thể nhanh chóng xử lý sự việc.

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch UBND xã Hà Hải cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin về những hình ảnh ghi lại thương tích trên cơ thể cháu Dĩnh, lãnh đạo xã đã chỉ đạo lực lượng Công an vào cuộc điều tra. Bước đầu, lực lượng Công an xác định, những hình ảnh đó có từ hơn một năm về trước. Hiện tại, những vết thương đó đã liền lại và cháu Dĩnh vẫn khoẻ mạnh, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, với những thông tin đã thu thập được, lực lượng Công an sẽ tiếp tục điều tra làm rõ và sẽ có hướng xử lý cụ thể về việc này. 

Cũng nắm bắt sự việc sau khi những hình ảnh của em Dĩnh được đăng tải trên mạng xã hội phía Phòng Giáo dục-Đào tại và Phòng Lao động-Thương binh-Xã hội huyện Hà Trung cũng ngay lập tức cử cán bộ vào cuộc xác minh sự việc. Đại diện cả hai đơn vị này đều cho rằng, sự việc nên xác minh kỹ lưỡng trước khi có những kết luận, hướng giải quyết cụ thể. Hiện tại, bước đầu xác định, cơ thể em Dĩnh không còn những vết bầm tìm như trong ảnh nữa, cuộc sống hết sức bình thường, vẫn đến trường và sinh hoạt như bình thường. 

Trước những thông tin, hình ảnh mà báo chí đã đăng tải, Phó Chủ tịch thường trực Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam Ninh Thị Hồng đã ký công văn gửi Sở LĐTB&XH tỉnh Thanh Hóa và Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá. Nội dung công văn nêu rõ: Theo thông tin phản ánh, sư thầy Thích Đàm Trang trụ trì chùa Long Yên đã hành hạ, đánh đập em Dĩnh trong một thời gian dài với nhiều biểu hiện nghiêm trọng như đánh vào đầu làm em chảy máu, dùng roi mây đánh bầm tím khắp cơ thể em, đập 10 đầu ngón tay của em dẫn đến thâm đen do tụ máu, ngâm em dưới ao, nhiều lần nhốt, bỏ đói em. Không dừng lại ở bạo lực thể xác, sư thầy còn đe dọa em không được nói với ai khiến em lo lắng hoảng sợ.

Cũng về việc này, Ban trị sự (BTS) Phật giáo tỉnh Thanh Hóa cùng chư tôn đức BTS tỉnh đã đến chùa Long Yên xác minh sự việc. Làm việc cùng Ban trị sự, sư trụ trì Thích Đàm Trang thừa nhận mình đã đánh bé Dĩnh tuy nhiên cũng cho biết trước đó trên người bé đã có sẵn nhiều vết thâm, mình chỉ phạt thêm vài roi. Cũng liên quan sự việc, chiều, Ban trị sự Phật giáo tỉnh Thanh Hóa trong đã gặp mặt em Dĩnh tại chùa Long Yên. Tại đây, BTS xác định em Dĩnh đã học lớp 5, trên cơ thể không còn vết thương tích như trong hình ảnh, sức khoẻ ổn định và đi học bình thường.

Còn nữa

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?