Vũng Tàu Paradise - Bài 2: Những bất thường trong cổ phần hoá của chủ lô "đất vàng" 220ha

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khu đất vàng 220ha trong dự án Vũng Tàu Paradise do Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Vũng Tàu (Vung Tau Intourco Resort - VIR) đại diện vốn Nhà nước góp vào liên doanh với đối tác của Đài Loan. Tuy nhiên, sau quá trình cổ phần hoá, vốn Nhà nước tại VIR đã dần rơi vào tay tư nhân, đặt ra dấu hỏi lớn cho số phận của khu “đất vàng” trong dự án này.

Thành lập Công ty VIR

Công ty VIR tiền thân là Khu du lịch nghỉ dưỡng Vũng Tàu (Vung Tau Intourco Resort) trực thuộc Công ty Dịch vụ Du lịch Quốc tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Vung Tau Intourco, thuộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), ngành nghề kinh doanh chủ yếu là kinh doanh khách sạn, nhà hàng, dịch vụ giải trí, nghỉ dưỡng tại bãi biển Thùy Vân.

Năm 2006, UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ra Quyết định số 2128/QĐ.UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa bộ phận Vung Tau Intourco Resort. Việc thực hiện cổ phần hoá, chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần nhanh chóng được triển khai. Đến cuối năm 2006, UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ra Quyết định số 5782/QĐ.UBND phê duyệt phương án chuyển bộ phận Vung Tau Intourco Resort thành Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Vũng Tàu (VIR).

Vũng Tàu Paradise - Bài 2: Những bất thường trong cổ phần hoá của chủ lô "đất vàng" 220ha ảnh 1

Công ty VIR đại diện vốn nhà nước trong liên doanh với Đài Loan để thực hiện dự án Vũng Tàu Paradise.

Cuối năm 2007, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty VIR, vốn điều lệ là 52,4 tỷ đồng;Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là kinh doanh khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ bãi biển tại địa chỉ 1A Thuỳ Vân, P.8, TP. Vũng Tàu. Từ đây, Công ty VIR bắt đầu hoạt động với mã số thuế, tài khoản riêng, con dấu riêng… và hạch toán kinh tế độc lập.

Vào thời điểm này, cơ cấu vốn điều lệ cổ đông Công ty VIR như sau: Vốn Nhà nước do công ty mẹ Vung Tau Intourco sở hữu là 65,08%, người đại diện giữ phần vốn góp là ông Nguyễn Tôn Hoàng. Cổ đông là cán bộ công nhân viên giữ 0,95% cổ phần và nhóm cổ đông ngoài giữ 33,97% cổ phần.

Sau một thời gian hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần, đến năm 2011, Đại hội đồng cổ đông Công ty VIR thông qua phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 52,4 tỷ đồng lên 82,4 tỷ đồng, trong đó phát hành 3.000.000 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Cùng năm, Công ty VIR chính thức lên sàn UPCoM (thuộc Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội) với mã là VIR, tiến hành chào bán cổ phiếu ra công chúng giai đoạn từ 16/11/2011 đến 11/01/2012, tăng vốn điều lệ như trên.

Những bất thường trong mua bán cổ phần tại VIR

Những năm sau khi VIR lên sàn UPCoM, vốn Nhà nước do công ty mẹ Vung Tau Intourco sở hữu tăng lên 83,35%, các cổ đông khác là 16,65%. Việc cổ phần hoá hay phát hành cổ phiếu của VIR sẽ chẳng có gì đáng nói nếu không có những bất thường diễn ra ở giai đoạn cuối của thời hạn đầu tư dự án Vũng Tàu Paradise.

Theo báo cáo tài chính năm 2016 của Công ty VIR, tính đến ngày 31/12/2016, vốn Nhà nước do công ty mẹ Vung Tau Intourco sở hữu tăng lên 85,84%, người đại diện góp vốn vẫn là ông Nguyễn Tôn Hoàng, các cổ đông khác chiếm 14,16%. Ông Hoàng cũng được bổ nhiệm làm Chủ tịch VIR kể từ năm 2008 đến thời điểm này.

Vũng Tàu Paradise - Bài 2: Những bất thường trong cổ phần hoá của chủ lô "đất vàng" 220ha ảnh 2

Báo cáo tài chính của VIR từ giai đoạn cuối năm 2017 cho thấy vốn nhà nước do công ty mẹ Vung Tau Intourco sở hữu chỉ còn 41,38%.

Tuy nhiên, việc tăng tỷ lệ cổ phần do Nhà nước sở hữu chưa lâu thì chỉ một năm sau, vốn Nhà nước tại VIR bất ngờ thay đổi đột ngột, giảm xuống rất sâu. Báo cáo tài chính năm 2017 của công ty này cho thấy, công ty mẹ Vung Tau Intourco chỉ còn sở hữu 41,38%, các cổ đông khác đã chiếm đến 58,62%. Trong đó, hai cái tên là cá nhân bất ngờ xuất hiện trong danh sách cổ đông lớn là ông Lữ Quốc Khánh sở hữu 24,99% cổ phần, Nguyễn Thanh Giao 19,1% cổ phần. Ngoài ra, Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam có 3,74% cổ phần, 10,79% cổ phần thuộc về cổ đông khác.

Theo tìm hiểu của phóng viên, ông Lữ Quốc Khánh (ở TP.HCM) đã mua 2.091.000 cổ phiếu của Công ty VIR vào ngày 29/9/2017, dẫn đến số lượng cổ phiếu sau giao dịch tăng từ 8.000 cổ phiếu lên 2.099.000 cổ phiếu nhưng không đăng ký chào mua công khai theo quy định. Hành vi mua chui này của công Khánh đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính số tiền 125 triệu đồng.

Như vậy, chỉ trong một năm, vốn nhà nước tại Công ty VIR do công ty mẹ Vung Tau Intourco sở hữu đã giảm một cách bất thường từ 85,84% xuống còn 41,38% (tỷ lệ này đang giữ nguyên cho đến hiện tại). Cũng từ sau năm 2017, ông Nguyễn Tôn Hoàng không còn là người đại diện quản lý vốn nhà nước của công ty mẹ Vũng Tàu Intourco tại VIR, mà thay bằng ông Nguyễn Tuấn Anh. Và ông Nguyễn Tuấn Anh cũng đang giữ vai trò Chủ tịch của Công ty mẹ Vung Tau Intourco.

Điều này không chỉ tác động đến vai trò nhà nước đang giữ quyền đưa ra mọi quyết định trong các hoạt động của công ty VIR nói chung mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến các vấn đề liên quan đến liên doanh trong thực hiện dự án Vũng Tàu Paradise. Và như chúng ta đã biết, nếu cổ đông không nắm giữ trên 65% thì không còn đủ quyền quyết định. Vốn nhà nước tại VIR còn 41,38% nên chỉ còn quyền phủ quyết.

Thoái vốn nhà nước công ty mẹ về 0% ?

Tuy nhiên, những bất thường chưa dừng lại ở đó. Quá trình thu thập thông tin, phóng viên tiếp tục phát hiện một số thay đổi bất thường trong việc cổ phần hoá và thoái vốn Nhà nước ở công ty mẹ là Vung Tau Intourco.

Vũng Tàu Paradise - Bài 2: Những bất thường trong cổ phần hoá của chủ lô "đất vàng" 220ha ảnh 3

Trụ sở Công ty mẹ Vung Tau Intourco ở đường Trương Công Định.

Công ty Vung Tau Intourco có trụ sở đặt tại số 662 Trương Công Định, P.Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu; vốn điều lệ là 350 tỷ đồng. Sau cổ phần hoá, công ty bắt đầu hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cổ phần từ năm 2010. Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đến năm 2018, vốn nhà nước tại Vung Tau Intourco chỉ còn 27%, tương đương 94,5 tỷ đồng. Vốn tư nhân chiếm tới 73%, tương đương 255,5 tỷ đồng.

Mới đây, Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã có dự thảo báo cáo UBND tỉnh về dự kiến thoái vốn hết, tỷ lệ vốn nhà nước tại Vung Tau Inrourco còn lại sau khi thoái vốn là 0%. Hiện, công ty đang rà soát xử lý các tồn tại về tài chính, tài sản, đất đai, công nợ, các khoản góp vốn đầu tư… phục vụ cho công tác thoái vốn.

Theo dự thảo này, để có cơ sở thực hiện thoái vốn nhà nước tại Vung Tau Intourco, UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ cho phép Công ty thực hiện thoái vốn nhà nước sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xử lý phần vốn đầu tư vào Công ty Liên doanh Vũng Tàu Paradise.

Hiện nay, UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang thực hiện xử lý phần vốn đầu tư vào Công ty Liên doanh Vũng Tàu Paradise, cụ thể: Ngày 10/9/2020, UBND tỉnh có công văn số 9806/UBND-VP gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc báo cáo về dự án Khu du lịch Vũng Tàu Paradise tại TP Vũng Tàu.

Ở thời điểm hiện tại, vốn Nhà nước tại Vung Tau Intourco chỉ còn 27%. Trong khi đó, Vung Tau Intourco đại diện cho vốn Nhà nước tại VIR (sở hữu 41,38% cổ phần). Nếu việc thoái vốn nhà nước tại Vung Tau Intourco được thực hiện xong như đề xuất của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tức còn 0%, thì đồng nghĩa với việc Nhà nước không còn vốn góp tại cả Công ty mẹ Vung Tau Intourco và Công ty con VIR, qua đó mất hoàn toàn quyền kiểm soát khu đất 220ha được giao thực hiện dự án Vũng Tàu Paradise.

Để làm rõ các thông tin liên quan, giữa tháng 1/2022, phóng viên đã liên hệ Công ty VIR ở số 1A Thuỳ Vân (TP Vũng Tàu) nhưng nhân viên tại đây sau khi nghe đến dự án Vũng Tàu Paradise thì cho biết lãnh đạo đi vắng và đề nghị: “Cái này các anh phải lên công ty mẹ ở đường Trương Công Định (Công ty Vung Tau Intourco – PV)”.

Chúng tôi tiếp tục tìm đến Công ty Vung Tau Intourco ở số 662 Trương Công Định (TP Vũng Tàu) để tìm hiểu thông tin nhưng nhân viên ở đây cho biết, lãnh đạo đang ở số 1A Thuỳ Vân (trụ sở VIR – PV) và đề nghị phóng viên quay lại đó.

Chúng tôi đã để lại thông tin làm việc nhưng đến thời điểm này, phía hai công ty nói trên vẫn không hề có phản hồi!

Bài 3: Nhùng nhằng thu hồi còn “vẽ rắn thêm chân”

Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024
(Ngày Nay) - Vừa qua, Tân Á Đại Thành đã được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, đồng thời, Tập đoàn cũng đứng trong Top 5 nơi làm việc tốt nhất nhóm ngành hàng Sản xuất Chế biến Chế tạo Công nghiệp, theo công bố của Anphabe. Đây là minh chứng cho những thành tựu của Tập đoàn trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp , sáng tạo và bền vững.
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
(Ngày Nay) - Tình hình chiến sự tại vùng Kursk của Nga đang trở nên bất lợi cho Ukraine khi Nga gia tăng lực lượng nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Trong khi đó, tình hình ở mặt trận phía Đông Ukraine cũng đang diễn biến phức tạp.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.