WHO: COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngày 5/5 tuyên bố dịch COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.
WHO: COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu nữa. Đây là một bước đi quan trọng hướng tới việc chấm dứt đại dịch đã gây ra cái chết cho hơn 6,9 triệu người, làm gián đoạn nền kinh tế và tàn phá cộng đồng.

Ủy ban Khẩn cấp của WHO đã họp vào 4/5 và khuyến nghị cơ quan của Liên Hợp Quốc tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế đã diễn ra hơn ba năm qua.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Tôi rất hy vọng có thể tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu”, đồng thời chia sẻ việc kết thúc tình trạng khẩn cấp không có nghĩa là COVID-19 đã chấm dứt đe dọa sức khỏe nhân loại.

Ủy ban khẩn cấp của WHO lần đầu tiên tuyên bố rằng COVID-19 là mức cảnh báo cao nhất của tổ chức này hơn ba năm trước vào ngày 30/1/2020. Việc công bố tình trạng khẩn cấp giúp tập trung sự chú ý của quốc tế vào mối đe dọa sức khỏe, cũng như thúc đẩy quá trình hợp tác sản xuất vacine và phương pháp điều trị.

Việc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp là một dấu hiệu cho thấy thế giới đã đạt được những tiến bộ trong lĩnh vực y tế, nhưng WHO cho biết COVID-19 vẫn ở đây, ngay cả khi dịch bệnh không còn là tình trạng khẩn cấp nữa.

"COVID đã thay đổi thế giới và cũng làm thay đổi chúng ta. Nếu chúng ta không nhớ đến thời điểm COVID-19 diễn ra, chúng ta sẽ không rút ra được bài học và điều này có thể ảnh hưởng đến thế hệ tương lai", Ghebreyesus nói.

Theo dữ liệu của WHO, tỷ lệ tử vong đã chậm lại từ mức cao nhất là hơn 100.000 người mỗi tuần vào tháng 1/2021 xuống chỉ còn hơn 3.500 người trong tuần tính đến ngày 24/4/2023.

WHO không tuyên bố sự bắt đầu hay kết thúc của đại dịch, mặc dù tổ chức này bắt đầu sử dụng thuật ngữ chỉ COVID-19 vào tháng 3/2020.

Năm ngoái, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nhận định đại dịch đã qua. Giống như một số quốc gia khác, nền kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trong nước đối với COVID-19, nghĩa là ngừng thanh toán các khoản liên quan đến vaccine cùng với các phúc lợi khác.

Các khu vực khác trên thế giới cũng đang thực hiện các bước đi tương tự. Vào tháng 4/2022, Liên minh Châu Âu cho biết giai đoạn khẩn cấp của đại dịch đã kết thúc và người đứng đầu WHO ở Châu Phi - Matshidiso Moeti, thông tin vào tháng 12/2022 rằng đã đến lúc chuyển sang chế độ quản lý COVID-19 theo cách thông thường trên khắp lục địa.

Việc chấm dứt tình trạng khẩn cấp có thể đồng nghĩa với việc các nỗ lực hợp tác hoặc tài trợ quốc tế về dịch bệnh sẽ chấm dứt hoặc chuyển trọng tâm.

Theo Reuters
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...