Dân Thủ đô đang bị "đầu độc" hàng ngày vì nước nhiễm thạch tín

Qua 2 lần xét nghiệm, trạm cấp nước Mỹ Đình đều có nồng độ thạch tín (asen - chất gây ung thư) trong nước cao gấp 4 lần giới hạn cho phép.
Dân Thủ đô đang bị "đầu độc" hàng ngày vì nước nhiễm thạch tín

Trong 3 ngày (27-30/6), Bộ Y tế đã lấy 196 mẫu xét nghiệm mẫu nước để kiểm tra chất lượng nước tại 16 nhà máy nước, 7 trạm cấp nước và tại một số hộ gia đình tại 6 quận. Kết quả xét nghiệm cho thấy nước sinh hoạt của người dân thủ đô “bẩn” đến đáng ngại.

Dân Thủ đô đang bị "đầu độc" hàng ngày vì nước nhiễm thạch tín - anh 1

Nước sinh hoạt ở Hà Nội đang nhiễm các chất độc nguy hại cho sức khỏe.

Tại 16 nhà máy nước và 7 trạm cấp nước có 5/107 tiêu chí không đạt ngưỡng về chất lượng nước ăn uống là: Clo dư, amoni, pecmanganat, asen, mangan... 20/20 mẫu tại 20 cơ sở cấp nước đều có nồng độ clo dư cao hơn ngưỡng cho phép. 150/155 mẫu nước lấy tại hộ gia đình lại có clo dư lại thấp hơn ngưỡng. 7/20 mẫu tại cơ sở cấp nước và 15/155 mẫu tại hộ gia đình không đạt chỉ tiêu amoni... Chỉ tiêu mangan tại nhà máy nước Sơn Tây, cơ sở 1 cao hơn nồng độ cho phép. Trạm cấp nước Mỹ Đình II không đạt chỉ tiêu về asen, nồng độ asen cao gần gấp 2 lần ngưỡng cho phép...

Kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt tại tổ hợp Nam Đô 609 Trương Định, 16 mẫu nước được Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường xét nghiệm cho kết quả cũng rất báo động. Nước tại bể chứa của KĐT này không đạt cả 2 chỉ tiêu về clo dư và pecmanganat. 4/15 mẫu nước được lấy tại các hộ gia đinh không đạt chỉ tiêu nitrit và 15/15 không đạt chỉ tiêu pecmanganat và clo dư. Tại các bể mái có sự tồn tại của vi sinh vật.

Sau khi có các kết quả kiểm nghiệm nước không đạt các chỉ tiêu cần thiết, Bộ Y tế đã đề nghị trạm cấp nước Mỹ Đình phải dừng hoạt động cấp nước do kết quả 2 lần xét nghiệm đều có nồng độ thạch tín (asen - chất gây ung thư) trong nước cao gấp 4 lần giới hạn cho phép. Trạm cấp nước này chỉ hoạt động đến khi đảm bảo nồng độ asen trong nước theo quy định. Nhiều người dân tại khu vực Mỹ Đình đã rất bức xúc khi biết thông tin này, vì đã một thời gian dài họ phải sử dụng nước nhiễm chất gây ung thư quá cao mà không hay biết.

Trước thông tin nước sinh hoạt ở nhiều khu vực của Hà Nội nhiễm độc, các chuyên gia y tế cảnh báo, nước ăn uống bị không đạt các tiêu chuẩn sẽ gây hại rất lớn cho cơ thể. Clo dư trong nước có thể gây các bệnh hen suyễn và eczema, gia tăng tỉ lệ khuyết tật và sinh non ở phụ nữ mang thai. Nước có hàm lượng clo thấp dưới tiêu chuẩn dễ bị nhiễm vi sinh có thể gây đau bụng, tiêu chảy... Hàm lượng amoni trong nước vượt ngưỡng là dấu hiệu cho thấy nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất thải có nguồn gốc động vật và có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, chất asen trong nước vượt ngưỡng có thể gây ung thư da và phổi... Thậm chí làm rối loạn gene. Người uống nước nhiễm asen lâu ngày còn có các triệu chứng xuất hiện các đốm màu sẫm trên cơ thể, đôi khi gây niêm mạc trên lưỡi hoặc sừng hoá trên bàn tay, bàn chân.

Trong vài năm gần đây, tình trạng nước sinh hoạt ở Hà Nội không đảm bảo vệ sinh đã được người dân phản ánh liên tục, song các cơ quan chức năng chưa thật sự vào cuộc, đã khiến người dân hoang mang, lo lắng. Lần này, việc Bộ Y tế chính thức công bố các kết quả xét nghiệm nước ở Hà Nội có quá nhiều chất độc hại đã cho thấy những nguy hại đến sức khỏe mà người dân thủ đô đang phải gánh chịu.
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.