Ông Nguyễn Thiện Nhân đối thoại với hàng trăm cử tri Thủ Thiêm

Thực hiện lời hứa một tháng trước, Bí thư Thành ủy TP HCM gặp gỡ người dân Thủ Thiêm (quận 2) để lắng nghe tất cả bức xúc của họ hơn chục năm qua.
Người dân chào đón Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân (trái) đến buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: Phạm Duy.
Người dân chào đón Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân (trái) đến buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: Phạm Duy.

Theo chương trình làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, chiều 20/6 Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng với Tổ đại biểu số 7 (quận 2, 9 và Thủ Đức) tiếp xúc cử tri quận 2 tại Nhà thiếu nhi quận.

14h hội nghị mới diễn ra nhưng từ đầu giờ trưa, hàng trăm cư dân Thủ Thiêm đã đến làm thủ tục vào hội trường. Như các buổi tiếp xúc với lãnh đạo thành phố lần trước, những người có khiếu nại, bức xúc tiếp tục mang theo bản đồ, hồ sơ đến.

An ninh được thắt chặt. Ban tổ chức chỉ cho cử tri có chứng minh nhân dân quận 2 vào hội trường nên xảy ra tình trạng lộn xộn tại nơi làm thủ tục. Nhiều người phản ứng gay gắt, la hét đòi vào bằng được, bởi họ vốn là dân Thủ Thiêm nhưng sau giải toả phải đi nơi khác nên chứng minh nhân dân không còn ở đây.

14h30, trong hội trường chật kín cử tri. Mọi người đồng loạt vỗ tay khi Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân và tổ đại biểu Quốc hội bước vào.

Có tổng cộng 140 cử tri đăng ký trình bày - con số kỷ lục từ trước đến nay, các buổi tiếp xúc khác của Đoàn đại biểu Quốc hội nhiều nhất chỉ 20 người phát biểu.

Bên ngoài, gần chục người dù có chứng minh nhân dân trên địa bàn cũng không được cho vào dự buổi đối thoại. "Tôi đã chờ từng ngày để đến buổi đối thoại này", có người bật khóc. Đại diện chính quyền quận 2 mong bà con thông cảm vì hội trường hết chỗ, nhiều người phải đứng, nên không thể vào thêm.

Ông Nguyễn Thiện Nhân đối thoại với hàng trăm cử tri Thủ Thiêm ảnh 1Người dân Thủ Thiêm tại hội trường quận 2. Ảnh: Nguyễn Thành

Mở đầu buổi đối thoại, ông Nguyễn Tiến Thịnh, ở phường Thạnh Mỹ Lợi, nói Khu đô thị mới Thủ Thiêm có quyết định của Chính phủ từ năm 1996, từ đó đến nay qua nhiều cuộc tiếp xúc cử tri và lần nào hội trường cũng nóng. "Cử tri chúng tôi phát biểu nhiều, gửi đơn theo trình tự pháp luật nhưng vấn đề đền bù giải tỏa hầu như không được giải quyết đến nơi đến chốn", ông Thịnh nói.

Ông cho rằng trong khi người dân phát biểu dựa trên các văn bản pháp lý của dự án thì cơ quan chức năng lại viện dẫn quanh co, bao biện. "Hôm nay tôi đề nghị lãnh đạo nhìn thẳng vào sự thật. Phải cho thanh tra toàn diện tính pháp lý khu đô thị mới Thủ Thiêm về quy mô quy hoạch trên bản đồ và thực tế hiện nay thay đổi như thế nào? 160 ha giáp ranh liền kề đang nằm chỗ nào nói cho cử tri biết", ông Thịnh đề nghị.

Cử tri Nguyễn Hùng Việt, phường Cát Lái cho biết gia đình ông ở trên miếng đất có lịch sử trên 100 năm, đã chấp nhận giao đất cho thành phố phát triển, nhưng 6 năm qua sự việc bồi thường, giải tỏa của gia đình ông vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. "Tôi thấy rất thất vọng. Sự việc cứ đá lên đá xuống không giải quyết dù Đại biểu Quốc hội đã chuyển đơn rất nhiều lần", ông Việt nói.

Ông Việt đề nghị được trả lại bằng khen của UBND TP HCM tặng cho gia đình ông vì chấp hành tốt chủ trương giải tỏa, bồi thường đất đai cho phát triển dự án Thủ Thiêm. Nói xong ông Việt cầm bằng khen giơ lên tại hội trường rồi đưa trả tại bàn tiếp nhận.

Hôm 9/5, tổ đại biểu Quốc hội gồm bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, ông Phan Nguyễn Như Khuê (Phó đoàn đại biểu Quốc hội) và bà Trịnh Ngọc Thúy (Phó Chánh án TAND TP HCM) đã có buổi tiếp xúc kéo dài hơn 8 tiếng với cử tri quận 2. Hơn 50 ý kiến của người dân đã được chuyển đến tổ đại biểu Quốc hội.

Ông Nguyễn Thiện Nhân đối thoại với hàng trăm cử tri Thủ Thiêm ảnh 2Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm. Ảnh: Nguyễn Thành.

Nhiều người tỏ ra rất bức xúc, thậm chí gay gắt khi trình bày với các đại biểu về: ranh của dự án, thu hồi đất sai quy định, chính sách bồi thường, tái định cư... ảnh hưởng nghiêm trọng đến gia đình họ. Các vấn đề này người dân khiếu nại đã hơn 10 năm qua, ra cả trung ương phản ánh, nhưng chưa được giải quyết.

Đến ngày 15/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Thanh tra Chính phủ làm rõ khiếu nại của người dân với tinh thần "sai thì cương quyết sửa", yêu cầu TP HCM và các cơ quan khẩn trương thực hiện những chính sách phù hợp với dân

Trao đổi với VnExpress bên hành lang Quốc hội mới đây, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định sẽ có giải pháp thỏa đáng cho vụ việc tại Thủ Thiêm. "Về bản chất, việc nào đúng thì khẳng định, còn sai thì sửa", ông Nhân nói.

Gần hai tuần trước, Phó chủ tịch UBND TP HCM Huỳnh Cách Mạng và Trưởng Ban tiếp công dân Trung ương Nguyễn Hồng Điệp cũng có buổi làm việc với một số hộ dân khiếu kiện việc thực hiện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) sai phạm, ảnh hưởng đến nhiều người. Chỉ những hộ có thư mời mới được lực lượng an ninh cho vào nơi diễn ra buổi gặp mặt. Nhiều người bày tỏ bức xúc, căng biểu ngữ, bản đồ quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm để phản đối, đòi được vào gặp hai lãnh đạo chủ trì.

Ông Nguyễn Hồng Điệp cho biết, người dân đã tỏ rõ sự thiện chí, chính quyền cũng rất mong giải quyết cho dân. Tuy nhiên, có những nội dung không thể làm ngay được, hoặc đã làm rồi nhưng kết quả không được như mong muốn. Ban tiếp công dân Trung ương cũng báo cáo vụ việc theo thẩm quyền nhưng có những nội dung bà con chưa hài lòng như: thu hồi đất trong ranh, ngoài ranh, thất lạc bản đồ, bố trí tái định cư…

Ông Nguyễn Thiện Nhân đối thoại với hàng trăm cử tri Thủ Thiêm ảnh 3Một góc Khu đô thị Thủ Thiêm sau 22 năm được quy hoạch. Ảnh: Quỳnh Trần

Khu đô thị Thủ Thiêm rộng 657 ha, tọa lạc bên bờ Đông sông Sài Gòn, đối diện quận 1 (cách 300 m đường chim bay), được kỳ vọng đẹp nhất Đông Nam Á. Đây là trung tâm hiện đại và mở rộng của TP HCM, có các chức năng về tài chính, văn hoá, thương mại, dịch vụ cao cấp, nghỉ ngơi, giải trí...

Hiện, dự án đã giải phóng hơn 99% mặt bằng. Còn hơn 100 hộ dân khiếu nại vì cho rằng đất của họ nằm ngoài ranh quy hoạch theo quyết định của thủ tướng năm 1996 nhưng vẫn bị giải tỏa.

Theo Vnexpress
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.