Xu hướng M&A 2025: Nông nghiệp công nghệ cao, thực phẩm và bất động sản công nghiệp được “ưa chuộng”

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -“Các nhà đầu tư đang nhắm tới những doanh nghiệp có chiến lược đầu tư sản phẩm ổn định, lâu dài như nông nghiệp công nghệ cao, thực phẩm mà cụ thể là Doanh nghiệp có nền tảng cơ bản trong kinh tế sản xuất, phân phối thực phẩm”, ông Lưu Quang Vũ – Chủ tịch M&A PARTNERS – Trưởng Ban Kết nối và Xúc tiến đầu tư M&A VIETNAM chia sẻ.
Cộng đồng Mua bán và Sáp nhập Việt Nam – M&A VIETNAM - Cộng đồng chuyên biệt về Mua bán và Sáp nhập lớn nhất tại Việt Nam, đang định hướng thành lập Hiệp hội.
Cộng đồng Mua bán và Sáp nhập Việt Nam – M&A VIETNAM - Cộng đồng chuyên biệt về Mua bán và Sáp nhập lớn nhất tại Việt Nam, đang định hướng thành lập Hiệp hội.

Khẩu vị mới của nhà đầu tư M&A

Chúng tôi nhận được nhiều “đơn đặt hàng” trong các lĩnh vực trên. Nhà đầu tư mong muốn tìm đến thương vụ trong lĩnh vực có thể tận dụng được mức định giá rẻ như Bất động sản, đặc biệt là bất động sản công nghiệp, xây dựng hạ tầng, logictic hay các Doanh nghiệp về Y tế và chăm sóc sức khỏe", ông Lưu Quang Vũ và các thành viên cộng đồng M&A Việt Nam "tiết lộ".

Điều này khá trái ngược với xu hướng tìm kiếm tập trung vào các Doanh nghiệp sở hữu hệ thống phân phối, bán lẻ hay đồ uống, nước giải khát chỉ một vài năm trước đó.

Bên cạnh các lĩnh vực mới kể trên, xu hướng M&A trong lĩnh vực giáo dục cũng được các chuyên gia nhận định đang diễn ra sôi động. Biểu hiện là các thương vụ liên tục được công bố như: Công ty Du lịch Vietravel tuyên bố sở hữu 66% cổ phần của Trường Cao đẳng Quốc tế Kent, Công ty CP Đầu tư Phát triển Giáo dục Hutech mua lại Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF), Công ty CP Phát triển Hùng Hậu mua lại Đại học Văn Hiến… cùng nhiều thương vụ chưa được công bố khác.

Xu hướng M&A 2025: Nông nghiệp công nghệ cao, thực phẩm và bất động sản công nghiệp được “ưa chuộng” ảnh 1

Tiến sĩ Hoàng Hồ Quang Chủ tịch James Invest– Trưởng Phòng Hợp tác quốc Tế - Ban Kết nối và Xúc tiến đầu tư M&A VIETNAM.

Thị trường M&A tại Việt Nam đang trải qua những thay đổi đáng kể, với những khoản đầu tư từ các Quỹ đầu tư tư nhân đang dần chiếm ưu thế trên thị trường. Những năm gần đây, các Quỹ đầu tư tư nhân đã tiếp quản các Doanh nghiệp lâu đời, các Doanh nhiệp nhà nước hậu cổ phần hóa chưa phát huy được hết tiềm năng, các Doanh nghiệp đang nắm giữ một “thị trường ngách”.

Những Doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn Quỹ này nhanh chóng trở thành quy mô lớn và dẫn dắt thị trường trong mảng kinh doanh đặc thù của họ. Họ được cung cấp vốn tăng trưởng, công nghệ, trình độ quản trị và mở rộng hoạt động. Xu hướng này dự kiến tiếp tục khi ngày càng nhiều nhà đầu tư đến từ “khối ngoại” nhận ra những cơ hội tiềm năng tại thị trường Việt Nam”, Tiến sĩ kinh tế Hoàng Hồ Quang ( MBA Columbia Southern University - Mỹ ) - Chủ tịch James Invest - Trưởng phòng Hợp tác quốc Tế - Ban Kết nối và Xúc tiến đầu tư M&A VIETNAM nhận định.

Đồng quan điểm này, Tiến sĩ tài chính Vũ Quốc Hiển - University of Lugago ( Thụy Sĩ ), MBA - Lund University ( Thụy Điển ), BA – Australian National University ( Úc ) và ông DAVID SAUNDERS – Dr. Massachusetts Institute of Technology ( Mỹ ) - Phó trưởng phòng Hợp tác quốc Tế trực thuộc Ban Kết nối và Xúc tiến đầu tư M&A VIETNAM có chung nhận định: Chiến lược ESG ( Environment môi trường, Social xã hội và Governance quản trị doanh nghiệp ) vẫn được ưu tiên là thước đo đánh giá Doanh nghiệp. ESG ưu tiên tăng trưởng xanh, bao gồm chuyển đổi năng lượng, khử cacbon, nền kinh tế tuần hoàn và tác động xã hội… ESG ưu tiên gia tăng số hóa trong các lĩnh vực khác nhau, các Doanh nghiệp tại Việt Nam nắm bắt công nghệ và số hóa ( tiếp cận AI, Fintech và các công nghệ mới nổi khác ). Những Doanh nghiệp này đang trở thành mục tiêu hấp dẫn cho các thương vụ M&A.

Thị trường 2025: Nhiều thách thức nhưng đầy tiềm năng

Theo các chuyên gia M&A, thị trường đang chứng kiến nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn nhưng không có nghĩa là tất cả các nền kinh tế khác cũng vậy. Tăng trưởng thấp khiến nhiều Doanh nghiệp, Tập đoàn kinh tế, Quỹ đầu tư nhân… không còn thỏa mãn với “lợi nhuận” từ chính Quốc đang tìm đến thị trường mới nổi như Việt Nam và M&A là một trong những lựa chọn hàng đầu.

Thị trường IPO ở khu vực Đông Nam Á cũng đang được kỳ vọng cao. Mặc dù định giá các công ty tại Việt Nam hiện tại có thể thấp hơn đối với các công ty công nghệ, nhưng những công ty có nền tảng kinh doanh vững chắc và khả năng chứng minh lợi nhuận sẽ vẫn có thể đạt được định giá thị trường tốt nhất và hưởng lợi từ thị trường vốn toàn cầu.

Những dấu hiệu, xu hướng trên cho thấy thị trường M&A tại Việt Nam được dự báo vẫn sôi động, đây là cơ hội lớn cho những Doanh nghiệp đang có lợi thế”, ông Vũ khẳng định.

Xu hướng M&A 2025: Nông nghiệp công nghệ cao, thực phẩm và bất động sản công nghiệp được “ưa chuộng” ảnh 2

Ông Lưu Quang Vũ – Chủ tịch M&A PARTNERS - Trưởng Ban Kết nối và Xúc tiến đầu tư M&A VIETNAM.

Thực tế cho thấy, trong bối cảnh nguồn vốn trong nước bị thắt chặt, nhiều Doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc, bán bớt tài sản, kêu gọi đầu tư do sức ép về tài chính thì việc tiếp cận với các Quỹ đầu tư tư nhân “Ngoại quốc” theo hình thức M&A là lựa chọn khả quan cho các Doanh nghiệp này, giúp Doanh nghiệp được tái cơ cấu toàn diện có “sức khỏe” tốt hơn. Chính phủ đã và đang tạo điều kiện tốt nhất, mở rộng hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư này.

Nhận thức được xu hướng này động thời mong muốn tận dụng tối đa cho sự phát triển của các Doanh nghiệp trong nước, cộng đồng M&A VIETNAM cũng đang chú trọng việc tìm kiếm các Quỹ đầu tư tư nhân mà điển hình mới đây là sự hợp tác toàn diện với Swiss và Fidelity với tiềm lực tài chính dồi dào, đa dạng khoản mục đầu tư.

Chúng tôi hy vọng sớm “đóng gói sản phẩm tài chính” để cung cấp, tạo điều kiện tối đa cho các Doanh nghiệp có thể tiếp cận được thông qua M&A”, ông Lưu Quang Vũ chia sẻ. Đồng thời đưa ra một số khuyến nghị hữu ích cho các nhà đầu tư cũng như các DN đang quan tâm tới thị trường M&A.

Cụ thể, trước khi đưa ra quyết định M&A, các Doanh nghiệp cần tính toán kỹ tới thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt, nhằm tìm kiếm, tận dụng những cơ hội cho hoạt động của các doanh nghiệp trong tương lai.

“Bằng kinh nghiệm của mình, cá nhân tôi cho rằng hạn chế lớn nhất của một thương vụ M&A tại Việt Nam thành công đến từ những nguyên nhân sau:

Rủi ro pháp lý khi thỏa thuận: Việc đàm phán, thỏa thuận và thực hiện giao dịch M&A tại Việt Nam đòi hỏi tuân thủ nhiều quy định pháp lý, điều này gây trở ngại và rủi roc ho giao dịch, đặc biệt khi đến từ 02 Quốc gia có hệ thống luật pháp chưa tương đồng.

Tính toán giá trị: Xác định giá trị Doanh nghiệp thông qua giá trị cổ phần hay tài sản thực sự chưa bao giờ là dễ dàng cho tất cả các bên tham gia.

Rủi ro tài chính và tài sản, công nợ… nằm ngoài sổ sách.

Tương hỗ và hòa nhập văn hóa: Sự không tương hỗ giữa văn hóa, giá trị và phong cách làm việc giữa các Doanh nghiệp “hậu M&A” có thể gây ra mâu thuẫn và khó khăn, kìm hãm sự phát triển hoặc đổ vỡ sự liên kết khiến thương vụ chỉ thuần tính chất “mua bán” mà không có giá trị gia tăng là “sáp nhập”.

Đây là những thách thức cơ bản và điển hình cho Doanh nghiệp Việt Nam muốn tìm kiếm cơ hội phát triển hay đơn thuần là nhu cầu thoái vốn…thông qua M&A”, ông Vũ phân tích.

Các chuyên gia M&A cùng chung nhận định, năm 2025, thị trường M&A tại Việt Nam sẽ còn nhiều thách thức do xu hướng cẩn trọng hơn trong việc xác định các giao dịch và tài sản có thể mang lại giá trị cho Nhà đầu tư theo hướng chiến lược, chứ không chỉ đơn thuần là lợi nhuận về mặt tài chính trước mắt. Đây là thách thức và cũng là cơ hội cho các Doanh nghiệp Việt Nam, các Nhà đầu tư cũng như các đơn vị, tổ chức tư vấn đang tham gia vào thị trường M&A.

Bình luận
Tinh gọn bộ máy: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
Tinh gọn bộ máy: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
(Ngày Nay) - Nhằm nhanh chóng triển khai chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy, giúp rút ngắn thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch, cải thiện chất lượng phục vụ, giảm tình trạng phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, tỉnh Hưng Yên và Bình Phước đã triển khai nhiều hành động quyết liệt nhằm nhanh chóng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Hàn Quốc sử dụng AI phát hiện video giả mạo về bầu cử
Hàn Quốc sử dụng AI phát hiện video giả mạo về bầu cử
(Ngày Nay) - Các quan chức Hàn Quốc ngày 27/4 cho hay Ủy ban Bầu cử Quốc gia (NEC) của nước này vừa giới thiệu một mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) phát hiện tin giả do Cơ quan Pháp y Quốc gia (NFS) phát triển để ngăn chặn sự lây lan của các video deepfake giả mạo trong cuộc bầu cử tổng thống sớm vào ngày 3/6 tới.
Tập di cảo thơ "Những ngày tháng Tám" của nhà thơ, nhà giáo, liệt sĩ Trần Quang Long.
Những kỷ vật đi cùng năm tháng
(Ngày Nay) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã trải qua nửa thế kỷ nhưng âm vang hào hùng vẫn vang vọng, lắng sâu trong lòng mỗi người con đất Việt, đặc biệt là khi ta lặng mình trước hàng trăm kỷ vật thiêng liêng đang được trân trọng lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.