Gần 6 tỷ USD vốn FDI vào TP.HCM thông qua mua bán, sáp nhập

Năm 2018 TP.HCM có 3.283 nhà đầu tư nước ngoài được chấp thuận thực hiện thủ tục để góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần góp vốn của doanh nghiệp trong nước (M&A) với tổng vốn góp đăng ký gần 6 tỷ USD.
Gần 6 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào TP.HCM trong năm 2018 theo hình thức M&A
Gần 6 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào TP.HCM trong năm 2018 theo hình thức M&A

Tại "Hội nghị Tham vấn định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới", ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, năm 2018 TP.HCM có 3.283 nhà đầu tư nước ngoài được chấp thuận thực hiện thủ tục M&A với tổng vốn góp đăng ký gần 6 tỷ USD.

Theo ông Liêm, năm 2018 vốn đầu tư nước ngoài cam kết vào TP.HCM đạt 7,63 tỷ USD, tăng 15,59% so với năm 2017, trong đó cấp mới cho 1060 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 800 triệu USD, điều chỉnh tăng vốn cho 244 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm hơn 800 triệu USD, gần 6 tỷ USD được thực hiên thông qua hình thức M&A. Nâng tổng vốn đầu tư của các dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn TP.HCM lên gần 45 tỷ USD với 8112 dự án.

"Số lượng và giá trị vốn đầu tư nước ngoài thông qua M&A có sự tăng trưởng liên tục. Nếu như năm 2016 chỉ có khoảng 1,5 tỷ USD được đăng ký đầu tư vào thành phố dưới hình thức này; thì năm 2017 đạt khoảng 3,68 tỷ USD và đến năm 2018, số vốn này đã đạt gần 6 tỷ USD, tức tăng trưởng gấp 4 lần so với kết quả của năm 2016", ông Liêm nói.

Theo ông Lê Thanh Liêm, tổng giá trị vốn đầu tư đăng ký thông qua phương thức M&A doanh nghiệp trong nước của nhà đầu tư nước ngoài tại TP.HCM đến nay đã đạt mức trên 10 tỷ USD, chiếm gần 22% tổng vốn đầu tư nước ngoài thành phố thu hút được từ năm 1988 đến nay.

Các doanh nghiệp FDI đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp phát triển của TP.HCM như trong lĩnh vực bán lẻ năm 2015 khối FDI đạt gần 45.800 tỷ đồng tăng 40 lần so với 901 tỷ đồng năm 2000. Lĩnh vực logistics năm 1995 là 1.183 tỷ đồng, đến năm 2015 là 34.360 tỷ đồng chiếm 22,5% giá trị của ngành trên địa bàn thành phố và tăng 30 lần trong vòng 20 năm.

Theo The Leader
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
Việt Nam trở thành nước đối tác của nhóm BRICS
(Ngày Nay) - Việt Nam trở thành nước Đối tác Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với mong muốn nỗ lực đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ảnh minh hoạ.
"Kiềng ba chân" trong phát triển nhân lực chất lượng cao
(Ngày Nay) - "Giáo dục-khoa học công nghệ-đổi mới sáng tạo là ba trụ cột cần đột phá để phát triển nhanh và bền vững đất nước", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai các đề án lớn trong lĩnh vực giáo dục đại học ngày 14/6 tại Hà Nội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Phe bảo thủ đòi ông Trump "bỏ mặc" Israel
(Ngày Nay) - Những nhân vật cánh hữu chủ chốt, bao gồm một số đồng minh của Tổng thống Trump, đặt câu hỏi về các cuộc không kích của Israel và cảnh báo về một cuộc chiến tranh của Mỹ với Iran.
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
(Ngày Nay) - Căng thẳng leo thang tại Trung Đông đe dọa cắt đứt nguồn cung dầu và khí đốt, đẩy giá vận chuyển, hàng hóa, năng lượng lên cao, khiến thế giới đối mặt rủi ro suy thoái diện rộng.
Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW
Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW
(Ngày Nay) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận số 167-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.