Xét nghiệm máu bằng AI có thể phát hiện bệnh Parkinson sớm hơn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học vừa phát minh ra một phương pháp chẩn đoán bệnh Parkinson mới, xét nghiệm máu bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Nhờ phương pháp này, bác sĩ có thể dự đoán người có nguy cơ mắc bệnh sớm hơn 7 năm so với trước đây, khi các triệu chứng đã xuất hiện.
Xét nghiệm máu bằng AI có thể phát hiện bệnh Parkinson sớm hơn. Ảnh: Joe Giddens/PA
Xét nghiệm máu bằng AI có thể phát hiện bệnh Parkinson sớm hơn. Ảnh: Joe Giddens/PA

Theo Giáo sư Kevin Mills tại Viện Sức khỏe Trẻ em UCL Great Ormond Street, phương pháp này đánh dấu một bước tiến quan trọng: "Hiện nay, chúng ta chỉ có thể điều trị khi bệnh đã tiến triển. Chúng ta cần tiếp cận bệnh nhân sớm hơn, trước khi các triệu chứng xuất hiện, phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh."

Bệnh Parkinson là một căn bệnh thoái hóa thần kinh phát triển nhanh nhất trên thế giới, với xu hướng gia tăng do dân số già hóa. Hiện nay, căn bệnh này ảnh hưởng đến hơn 150.000 người tại Anh và 10 triệu người trên toàn cầu. Nguyên nhân chính của bệnh là sự tích tụ loại protein có tên alpha-synuclein. Protein này lắng đọng trong não, dẫn đến tổn thương hoặc phá hủy các tế bào thần kinh sản xuất dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng.

Parkinson gây ra các triệu chứng như run, cứng cơ, khó vận động, mất thăng bằng, suy giảm trí nhớ, chóng mặt và đau dây thần kinh. Hiện nay, phương pháp điều trị phổ biến là liệu pháp thay thế dopamine, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả hơn, chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Xét nghiệm máu bằng AI có thể phát hiện bệnh Parkinson sớm hơn ảnh 1

Bệnh Parkinson gây run tay. Ảnh: iStock

Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học tại Đại học London và Đại học Göttingen thực hiện đã mang đến hy vọng mới cho việc điều trị bệnh Parkinson. Họ đã phát triển phương pháp xét nghiệm máu sử dụng thuật toán học máy để dự đoán bệnh Parkinson với độ chính xác cao, lên đến 7 năm trước khi các triệu chứng xuất hiện. Xét nghiệm này hoạt động bằng cách phân tích mẫu máu của bệnh nhân, tìm kiếm mẫu đặc trưng của 8 loại protein liên quan đến Parkinson. Sau đó, thuật toán học máy sẽ phân tích dữ liệu và đưa ra dự đoán về nguy cơ mắc bệnh Parkinson trong tương lai.

Tiến sĩ Jenny Hällqvist, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Phương pháp này có thể phát hiện bệnh Parkinson sớm hơn nhiều so với các phương pháp hiện tại, từ đó giúp các bác sĩ can thiệp sớm và áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả hơn."

Giáo sư Roger Barker, chuyên gia về bệnh Parkinson tại Đại học Cambridge và bệnh viện Addenbrooke nhận định, nếu được các nhóm nghiên cứu khác xác nhận, xét nghiệm máu mới này có thể cách mạng hóa việc chẩn đoán bệnh Parkinson ở giai đoạn sớm nhất. Nhờ vậy, bệnh nhân có thể tham gia các thử nghiệm lâm sàng ngay từ khi bệnh mới bắt đầu phát triển.

Theo The Guardian
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Thực hiện hiệu quả các chính sách bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Thực hiện hiệu quả các chính sách bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi
(Ngày Nay) - Ngày 28/9, Hội Người cao tuổi Việt Nam và tỉnh Hải Dương đã phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam năm 2024. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam Lê Thành Long.
Tăng tốc chuyển đổi các thuê bao 2G cuối cùng trước ngày tắt sóng
Tăng tốc chuyển đổi các thuê bao 2G cuối cùng trước ngày tắt sóng
(Ngày Nay) - Từ đầu năm 2024 đến nay, Viettel đã hỗ trợ chuyển đổi hơn 8 triệu thuê bao lên thiết bị 4G trên cả nước. Hiện tại, trên toàn mạng Viettel còn khoảng 500.000 thuê bao sử dụng máy 2G. Dự kiến, Viettel sẽ hoàn thành xong việc chuyển đổi cho số lượng khách hàng này trước ngày 15/10 – thời điểm tắt sóng 2G.