Xuất hiện công nghệ camera ‘mắt thần’ tại Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong kỷ nguyên số, công nghệ “mắt thần” (sử dụng camera giám sát tích hợp trí tuệ nhân tạo) đã bùng nổ tại nhiều quốc gia phát triển, giúp hoàn thiện bộ mặt của đô thị thông minh. Lần đầu tiên tại Việt Nam, một đội ngũ nghiên cứu đã phát triển thành công một công nghệ giám sát sử dụng trí tuệ nhân tạo mang tên AI Smart Warning.
Xuất hiện công nghệ camera ‘mắt thần’ tại Việt Nam

Công nghệ do người Việt làm chủ

Vào cuối năm 2018, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam (NISCI) đã thành lập một nhóm nghiên cứu với nhiệm vụ tìm hiểu và đánh giá các công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để đưa vào Kho giải pháp công nghệ số, bao gồm: trí tuệ nhân tạo, blockchain, dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu.

Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu ưu tiên vào đánh giá và lựa chọn công nghệ AI trong nhận diện khuôn mặt và nhận diện hành động để giải quyết cho bài toán xây dựng Thành phố thông minh của thành phố Hà Nội.

Theo bà Hoàng Thị Bích Hạnh – trưởng nhóm nghiên cứu dự án AI Smart Warning, các đối tác từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,… khi đó đều đem tới các công nghệ lõi ưu việt và kêu gọi hợp tác.

Xuất hiện công nghệ camera ‘mắt thần’ tại Việt Nam ảnh 1

Bà Hoàng Thị Bích Hạnh – trưởng nhóm nghiên cứu dự án AI Smart Warning.

“Vào thời điểm đó, chúng tôi đánh giá cao công nghệ lõi AI nhận diện khuôn mặt của Nga và đã phối hợp để nghiên cứu chuyển giao công nghệ cho các nhóm doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhưng gặp một số vấn đề về thủ tục pháp lý giữa hai nước nên công việc chuyển giao công nghệ tạm dừng lại”, bà Hạnh cho biết.

Đầu năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Xuất phát từ những yếu tố trên, Viện NISCI hướng tới việc chọn ra đội ngũ phát triển công nghệ, các doanh nghiệp trẻ của Việt Nam, sẵn sàng phối hợp đầu tư công sức, trí tuệ, nhân lực để đồng hành cùng nhóm nghiên cứu của Viện với mục tiêu làm chủ hoàn toàn công nghệ lõi.

“Chúng tôi muốn định hướng cho các doanh nghiệp trong nước cùng phát triển sản phẩm nhưng không sử dụng ngân sách nhà nước. Ở đây, doanh nghiệp không phải là đơn vị bỏ tiền để chúng tôi tự nghiên cứu mà cũng phải đóng góp nhân lực, trí tuệ và công sức”, bà Hạnh khẳng định. “Các sản phẩm này sau đó sẽ được chuyển giao cho doanh nghiệp sở hữu, lợi nhuận từ sản phẩm sẽ bù đắp cho những khoản đầu tư mà họ bỏ ra trước đây”.

Hoàn thiện sản phẩm trong 60 ngày

Sau khi chọn được 2 doanh nghiệp đồng hành là công ty HMD Việt Nam và Asilla Việt Nam, nhóm nghiên cứu bắt tay vào quá trình phát triển và vấp phải không ít khó khăn.

Do không nằm trong diện được phê duyệt phân bổ nguồn kinh phí nên dự án AI SMART Warning phải tự đầu tư toàn bộ từ công sức, ý tưởng, công nghệ lõi từ đội ngũ nhân lực, kỹ sư của hai công ty và phía Viện NISCI.

Một khó khăn nữa đó là nguồn dữ liệu về các tình huống thực tế để huấn luyện cho sản phẩm nhận diện các hành động được chính xác hơn. Ngoài ra, đây là một công nghệ hoàn toàn mới ở Việt Nam, do đó đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho đội ngũ phát triển.

Chỉ trong vòng 60 ngày, nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện sản phẩm AI Smart Warning với khả năng nhận diện các hành động phức tạp thông qua camera giám sát như: đánh nhau, say xỉn, ngã, cầm vật nguy hiểm như: dao, súng, búa,…, đột nhập vào khu vực cấm, leo trèo tường, trốn khỏi khu vực giam giữ hoặc khu vực cách ly.

Sau khi phát hiện, hệ thống sẽ gửi cảnh báo ngay lập tức qua chuông báo/đèn/còi hoặc gửi tin nhắn hình ảnh thực tế cho người dùng.

Xuất hiện công nghệ camera ‘mắt thần’ tại Việt Nam ảnh 2

AI Smart Warning có thể phát hiện người lạ xâm nhập vào vùng cấm.

Ngoài ra, trong vòng 2 tuần đội ngũ phát triển cũng đã xây dựng nền tảng website và ứng dụng trên điện thoại riêng cho AI Smart Warning thay cho việc tích hợp công nghệ này lên một số ứng dụng miễn phí Slack hoặc Telegram, vốn giới hạn số lượt sử dụng của người dùng.

Những tính năng hiện có của AI Smart Warning có thể giúp ích người dùng trong rất nhiều lĩnh vực và sự kiện đã xảy ra trong đời sống xã hội: hạn chế tình trạng bạo lực học đường; Đối phó kịp thời với những vụ việc cướp của, giết người, đập phá, hủy hoại tài sản; Cấp cứu kịp thời người già, trẻ nhỏ trong các trường hợp đột quỵ, ngã chấn thương đầu; Kịp thời phát hiện, cảnh báo, xử lý các tình huống xâm nhập vùng nguy hiểm (tủ điện, hố sâu), khu vực an ninh, khu vực riêng tư.

Xuất hiện công nghệ camera ‘mắt thần’ tại Việt Nam ảnh 3

Camera trang bị AI Smart Warning có thể nhận diện các vũ khí.

Theo đại diện nhóm nghiên cứu, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho hệ thống giám sát đô thị thông minh hiện đang được đẩy mạnh. Nhưng trên thực tế, các trung tâm giám sát tại một số thành phố chưa phải thông minh mà mới chỉ có các hệ thống camera còn việc tiếp nhận, phân tích dữ liệu sẽ vẫn là do con người xử lý.

“Ví dụ tại một thành phố có hàng nghìn camera giám sát thì sẽ không có đủ nhân lực để phân tích dữ liệu mà camera gửi về. Nếu sử dụng công nghệ giám sát tự động thì sẽ giúp tận dụng hiệu quả của các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng (camera) và tiết kiệm chi phí duy trì nhân lực giám sát”, đại diện nhóm phát triển cho biết.

Vươn mình ra thị trường quốc tế

Công nghệ lõi AI sử dụng trong sản phẩm AI Smart Warning đã được cấp 5 bằng sáng chế tại Nhật Bản, trong đó có 4 bằng sáng chế đã nộp lên cấp độ quốc tế.

So với các sản phẩm của Nga (Axxon) và Mỹ (Abto Software) thì AI Smart Warning của Việt Nam có ưu điểm là hiệu năng cao, có thể chạy được trên các thiết bị nhúng với giá thành thấp và nếu chạy trên máy chủ có card GPU thì có thể xử lý đồng thời cho nhiều camera cùng lúc.

Xuất hiện công nghệ camera ‘mắt thần’ tại Việt Nam ảnh 4

Đại diện đội ngũ phát triển AI Smart Warning nhận "Giải thưởng Sản phẩm số tiềm năng" của Bộ Thông tin & Truyền thông.

Theo bà Hoàng Hạnh – trưởng nhóm nghiên cứu, năm 2020 đem tới khó khăn cho tất cả các doanh nghiệp cũng như các tổ chức trong nước và quốc tế. Cũng từ mục tiêu ban đầu của nhóm, đội ngũ nghiên cứu đã tập trung cho phát triển và hoàn thiện sản phẩm cũng như các thủ tục pháp lý để đảm bảo về bản quyền sở hữu sản phẩm, sau đó tiến hành hỗ trợ triển khai miễn phí cho những khách hàng đăng ký trải nghiệm.

Sau khi hoàn thiện sản phẩm, đội ngũ phát triển hiện ưu tiên việc bán hàng để chiếm lĩnh được thị trường Việt Nam và Nhật Bản, cũng như đưa sản phẩm đăng ký dự thi ở cấp độ thế giới để có sự đánh giá thứ hạng cho sản phẩm mang thương hiệu “Make in Vietnam” và xâm nhập vào thị trường kinh doanh quốc tế.

“Càng đi vào thực tế, chúng tôi càng nhận ra nhu cầu của thị trường là rất lớn và ý nghĩa mà công nghệ này đem lại vượt xa ý tưởng ban đầu”, bà Hoàng Hạnh khẳng định. “Trong năm 2021, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ và đồng hành để giúp các doanh nghiệp phân phối cũng như lan tỏa được giá trị của sản phẩm đem lại cho cộng đồng”.

Để được hỗ trợ triển khai miễn phí AI Smart Warning, mọi thông tin xin vui lòng liên hệ số hotline hỗ trợ: 090.242.5586 hoặc gửi nhu cầu đăng ký sử dụng qua địa chỉ email: ai.smartwarning@gmail.com

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?