Yangambi tiến bước thành trung tâm khí hậu và đa dạng sinh học

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - UNESCO và Chính phủ Bỉ đã khởi động giai đoạn thứ hai của dự án biến Khu dự trữ sinh quyển Yangambi ở Cộng hòa Dân chủ Congo thành trung tâm khí hậu và đa dạng sinh học. Bỉ sẽ tài trợ 4 triệu Euro (khoảng hơn 100 tỷ đồng) cho giai đoạn này trong 3 năm tới.
Yangambi tiến bước thành trung tâm khí hậu và đa dạng sinh học. Ảnh: Flickr
Yangambi tiến bước thành trung tâm khí hậu và đa dạng sinh học. Ảnh: Flickr

Nằm ở trung tâm lưu vực Congo, Yangambi là một kho báu đa dạng sinh học, là nơi sinh sống của hơn 32.000 loài cây với diện tích 235.000 ha. Nơi đây cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu của Congo, với các cơ sở của Trung tâm Giám sát Đa dạng sinh học (CDB), Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia (INERA) và Trường Đại học Khu vực về Quản lý Tổng hợp Rừng và Đất Nhiệt đới (ERAIFT).

Giai đoạn đầu tiên của dự án, được thực hiện trong 18 tháng qua, đã tập trung vào củng cố cơ sở hạ tầng nghiên cứu và đào tạo các nhà khoa học địa phương. Nhóm dự án đã cải tạo các tòa nhà, trang bị thiết bị mới, mua sắm phương tiện di chuyển để hỗ trợ nghiên cứu thực địa. Họ cũng đã hợp tác với cộng đồng địa phương để xác định các nguồn thực phẩm và thu nhập lâu dài.

Yangambi tiến bước thành trung tâm khí hậu và đa dạng sinh học ảnh 1

Khu dự trữ sinh quyển Yangambi. Ảnh: Axel Fassio/CIFOR

Giai đoạn thứ hai sẽ xây dựng nền tảng đã được đặt ra. Các hoạt động chính bao gồm: (1) Cung cấp đào tạo cho các thành viên cộng đồng về quản lý tài nguyên bền vững, khởi nghiệp và kỹ năng tài chính; (2) Mở rộng nghiên cứu về đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, giám sát rừng, đánh giá dịch vụ hệ sinh thái, nghiên cứu sinh học gỗ; (3) Sử dụng viễn thám để cải thiện giám sát thảm thực vật, chuyển giao công nghệ cho các nhà nghiên cứu địa phương; (4) Tăng cường nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của khu dự trữ sinh quyển, hỗ trợ họ phát triển các hoạt động kinh tế "xanh".

Mục tiêu của dự án là biến Yangambi thành một mô hình cho sự hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của các khu rừng nhiệt đới trong chống biến đổi khí hậu.

Dự án Yangambi được tài trợ bởi Chính phủ Bỉ và thực hiện bởi UNESCO, INERA, ERAIFT, Đại học Ghent, Bảo tàng Hoàng gia Trung Phi. Sự hợp tác này sẽ đảm bảo dự án có đủ nguồn lực và chuyên môn để đạt được mục tiêu.

Theo UNESCO
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).