Yên Tử - Chốn linh thiêng ngàn năm

Tạm quên bao khó khăn, mệt mỏi của cuộc sống đời thường, ta hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp Yên Tử - nơi rừng đại ngàn bao phủ, hàng Tùng ngàn năm tuổi, rừng trúc mai vàng chốn phật linh thiêng.
Yên Tử - Chốn linh thiêng ngàn năm

Yên Tử chính là nơi trở về, nơi xa rời sự náo nhiệt lo toan, nơi tâm hồn thênh thang trong mỗi con người. Rừng trúc vẫn còn đó, và những thân đại già nua vẫn nở những bông hoa thơm tinh khiết, suối Giải Oan vẫn rì rầm lời kinh sám hối như những lời tự tình sâu kín… Nơi thiên nhiên mang lại cho ta những thứ trong lành nhất, nơi đây ta có thể cảm nhận được rõ ràng nhất bốn mùa trong cùng một lúc.

Về Yên Tử mùa này trăm hoa đua nở của mùa xuân khi ta đặt chân đến đây, nóng nực đổ mồ hôi của mùa hè khi cố gắng vượt qua những bậc đá lên với đỉnh thiêng Yên Tử, từng làn gió mát mơn trớn lên da thịt sau mỗi bước ta đi cho ta nhận ra sắc thu và nơi đây đứng giữa đại ngàn cảm nhận được cái mênh mang, tĩnh mịch làm ta giật mình lạnh buốt như tiết trời mùa đông. Nơi đây, nơi ta có thể quên hết những lo toan cuộc đời, vẫn tĩnh tại phiêu diêu nơi đỉnh Phù Vân, thoát duyên trần thế mới cảm thấy được chất Thiền.

Yên Tử - Chốn linh thiêng ngàn năm ảnh 1

Hàng Tùng nghìn năm tuổi.

Xưa kia, đường lên đỉnh Yên Tử chỉ có cách duy nhất là đi theo đường bộ, giờ du khách có thêm một sự lựa chọn theo đường cáp treo hiện đại, nơi bạn có thể ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ, rừng cây xanh mướt phía dưới tầm mắt của bạn, đắm mình với thiên nhiên từ trên cao. Tuy vậy, nhiều người vẫn chọn con đường leo bộ ngày xưa để có thể chậm rãi thăm thú tất cả những gì mà thiên nhiên đất trời tạo lập nơi đây, mỗi bước chân ta như được nâng được đỡ bởi niềm tin hướng về với Phật, với chính sức mạnh trong mỗi chúng ta, hay như nhiều khách hành hương vẫn thường nói leo bộ để kiểm tra sức khỏe khi ta tìm về cội nguồn. Tin rằng vùng đất này sẽ cho con người thêm sức lực, sự thanh thản và tự tin vào cuộc sống.

Yên Tử - Chốn linh thiêng ngàn năm ảnh 2

Chùa Đồng Yên Tử.

Đây là nơi ra đời Thiền phái Trúc Lâm do Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập, trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những tinh hoa của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Hoa; một dòng Thiền nhập thế, mang đậm bản sắc dân tộc. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử chỉ ra rằng: Phật ở ngay trong Tâm mình, không phải ở đâu trên cõi trời xa xôi, không hẹn kiếp khác. Đức Phật chỉ là Người thầy dẫn đường, không phải thánh thần ban phước, giáng họa. Nếu để cho Tâm mình an định, sáng suốt, buông mọi vọng niệm, tham-sân-si... để sống với bản tâm an nhiên thanh tịnh thì trí sáng, tuệ giác phát sinh, vô minh phủi sạch, khổ đau chấm dứt, sẽ giác ngộ thành Phật. Phật chính là mình, không phải cầu tìm ở bên ngoài.

Với quan điểm ấy, Thiền phái Trúc Lâm thực sự lấy con người làm gốc, tôn trọng và đề cao giá trị của con người. Thực hành thập thiện theo chủ trương của Thiền phái Trúc Lâm đã trở thành chuẩn mực đạo đức, trở thành nền tảng tư tưởng và đạo đức của một giai đoạn hoàng kim thời Trần lúc bấy giờ.

Yên Tử - Chốn linh thiêng ngàn năm ảnh 3

Đường lên chùa Đồng – Yên Tử.

Dấu tích lịch sử văn hóa hiện tồn ở Yên Tử là hàng trăm ngôi tháp thờ xá lợi thiền sư; hàng chục nền móng chùa, am thời Trần - Lê phía dưới những ngôi chùa được phục dựng; hàng nghìn di vật cổ: tượng, chuông, bia đá, ngói, gạch, sứ, sành… với những họa tiết, hoa văn, kiến trúc độc đáo và sáng tạo.

Về Yên Tử, ta lạc vào một miền cổ tích với những huyền thoại, truyền thuyết về Ông Vua hóa Phật, về Cõi Thiêng Yên Tử, ta về với Cõi Tiên, Cõi Phật - nơi con người tu thành Phật. Tương truyền, hơn hai ngàn năm trước, Yên Kỳ Sinh về núi này tu Tiên, hái lượm cây thuốc, luyện thần dược trường sinh bất lão và chữa bệnh cứu người, khi mất đã hóa thành tượng đá, tên gọi “thầy Yên” thành “Yên Tử”. Gần một nghìn năm qua, đây là nơi tu hành, thành đạo của của các bậc anh hào hiền lương mà cuộc đời, sự nghiệp đã trở thành bất tử.

Yên Tử, nơi ông vua hiển Phật. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308) làm vua ở tuổi 20. Sau khi tập hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, hai lần đánh thắng giặc Nguyên Mông - đội quân hùng mạnh nhất thời ấy, Ngài thực hiện thành công các cuộc hòa giải, xây dựng đất nước Đại Việt thịnh vượng. Từ bỏ ngôi vua ở tuổi 35, Ngài về hành cung Vũ Lâm rồi lên Yên Tử tu khổ hạnh. Từ chức vị cao sang nhất, vua Trần trở về ngôi tôn quý của Nhà Phật. Ngài mất ở am Ngọa Vân trên dãy núi Yên Tử. Ngôi tháp Huệ Quang thờ xá lợi của Ngài.

Về Yên Tử, ta về nơi đất phúc địa linh, nơi hội tụ khí thiêng sông núi, được người xưa tôn kính ghi vào điển thờ. Nhiều người tin những quả núi lâu đời như Yên Tử có lực từ trường rất lớn, làm tăng thêm lực cho dòng lưu nhân điện trong thân thể những người ngồi thiền, luyện thân và tâm trên núi đó. Núi rừng Yên Tử, cũng là nơi dung dưỡng tinh thần, giúp ta có được sự bình an, thanh thản, trở về bản tâm chân thật của chính mình.

Yên Tử - Chốn linh thiêng ngàn năm ảnh 4

Mai vàng Yên Tử.

Đến nơi đây du khách còn được đắm mình với sắc Mai vàng, bạn có còn dịp trải lòng hòa quyện với cảnh vật thiên nhiên, được ngắm và hít thở thứ hương thơm lan tỏa đến nhẹ nhàng và thanh khiết từ một loài hoa có tên là mai vàng. Mai vàng Yên Tử độc đáo, tượng trưng cho sự cao thượng, vinh hiển, cao sang và may mắn

Yên Tử - Chốn linh thiêng ngàn năm ảnh 5

Mai vàng Yên Tử - dịu dáng sắc xuân.

Không gian Yên Tử mờ ảo sương mù quyện với khói nhang bồng bềnh. Gió quất mạnh vào người hành hương, kéo họ xuống như một sự thử thách cái tâm hướng Phật, rồi gió lại nâng bước chân người lên đến đỉnh một cách nhẹ nhàng. Tiếng gió vi vu va đập vào những phiến đá phát ra âm thanh trầm bổng du dương như đang trình diễn một bản nhạc thiên nhiên không dứt. Gió dữ dội là thế, nhưng lại hiền hoà, sự tĩnh tại, cô đọng của cả không gian và thời gian, sự trang nghiêm nơi đất Phật trong khoảng khắc nào đó đã đẩy lui những ưu tư, phiền muộn đời thường ra khỏi con người bụi bặm.

Việt Hưng

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.