Đại cử tri - đặc sản Mỹ hay 'tàn tích' của chế độ nô lệ?

(Ngày Nay) - Các "ông tổ lập quốc" của Mỹ chọn phương thức thức "đại cử tri đoàn" trong bầu cử tổng thống để đảm bảo công bằng giữa các bang hay thực sự vì điều gì khác?
Bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Howard Chandler Christy mô tả lại Hội nghị Lập hiến của Mỹ năm 1787. Tại hội nghị này, các nhà lập pháp đã thông qua quy chế bầu cử đại cử tri. Ảnh: Us.tomonews.com
Bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Howard Chandler Christy mô tả lại Hội nghị Lập hiến của Mỹ năm 1787. Tại hội nghị này, các nhà lập pháp đã thông qua quy chế bầu cử đại cử tri. Ảnh: Us.tomonews.com

Tại Hội nghị Lập hiến ở Philadelphia, Pennsylvania, ngày 17/9/1787, khi những "ông tổ lập quốc" của Mỹ cân nhắc có nên để người dân trực tiếp bầu tổng thống, James Madison nói rằng việc để "nô lệ da đen" ở miền Nam đi bỏ phiếu là không thể chấp nhận. 

Người được mệnh danh "Cha đẻ của Hiến pháp Mỹ" đã đề xuất hình mẫu bầu cử theo hệ thống đại cử tri đoàn như ngày nay. Mỗi bang được ấn định số phiếu đại cử tri nhất định, tương đương với quy mô dân số của bang đó. Ứng viên nào giành được đa số phiếu đại cử tri sẽ trở thành tổng thống. 

Kể từ đó, bầu cử theo hình thức đại cử tri đoàn được áp dụng và từng khiến cho 4 ứng viên bị loại khỏi cuộc đua dù nhận được nhiều phiếu phổ thông hơn, gần đây nhất là Al Gore, người bị George W. Bush đánh bại năm 2000.

Theo PBS Newshour, bầu tổng thống qua đại cử tri là đặc trưng của cơ chế bầu cử tại Mỹ. Hình thức này cho đến nay vẫn gây tranh cãi và chịu nhiều sự chỉ trích từ trong nước.

Những người soạn ra bản hiến pháp năm 1787 đã bác bỏ cách bầu tổng thống thông qua Quốc hội, cũng không thống nhất để cử tri bỏ phiếu trực tiếp. Họ đưa ra nhiều lý do cho việc chọn lựa hình thức đại cử tri nhưng bảo đảm công bằng cho những bang nhỏ hơn không thể nằm trong số đó.

Một vấn đề ít ai nhắc đến và lịch sử nước Mỹ cũng không hề đề cập, đó là hệ thống đại cử tri xuất phát từ sự thỏa hiệp giữa các bang miền Nam và miền Bắc về vấn đề nô lệ. Đây mới là gốc gác của chế độ này.

Nên nhớ rằng vào lúc bấy giờ, Mỹ là một quốc gia non trẻ bị chia rẽ sâu sắc giữa những bang có và không có nô lệ, chứ không phải giữa bang lớn và nhỏ. Một cuộc bầu cử trực tiếp không hề có lợi cho hầu hết các đại biểu từ các bang đông nô lệ miền Nam bởi tại đây dân số nhiều hơn nhưng lượng cử tri hợp pháp ít hơn. Người da đen không có quyền bầu cử vào thời điểm đó.

Trong bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Lập hiến ở Philadelphia, James Madison nói rằng với lá phiếu phổ thông, các bang miền Nam "chẳng có vai trò gì trong cuộc bầu cử vì dân số da đen quá lớn". Ông nói rằng số dân miền Nam đông hơn miền Bắc nhưng hơn nửa triệu nô lệ ở khu vực này lại không thể bầu cử.

Đại cử tri - đặc sản Mỹ hay 'tàn tích' của chế độ nô lệ? ảnh 1 James Madison, người được mệnh danh là "Cha đẻ của Hiến pháp Mỹ". Ảnh: Midnightfreemasons.org 

Madison đã đề xuất phương thức "đại cử tri đoàn" trong đó đáng chú ý là "thỏa hiệp 3/5", quy định nô lệ da đen không có quyền bỏ phiếu nhưng được tính bằng 3/5 người thường trong thống kê quy mô dân số của mỗi bang.

Bản thân Madison là một chủ nô ở Virginia, bang đông dân nhất trong 13 bang ở Mỹ lúc đó nếu tính cả nô lệ. Cách tính này đem lại cho Virginia tới 12/91 phiếu đại cử tri, tức bang này sẽ đóng vai trò quyết định trong việc chọn ra tổng thống.

"Đây hoàn toàn không phải là tạo điều kiện cho người da đen bầu cử", Paul Finkelman, giáo sư luật tại Đại học Saskatchewan ở Canada, cho biết. "Các cuộc tranh luận chỉ xoay quanh 'thỏa hiệp 3/5' vô đạo đức nhằm trao quyền lực chính trị cho giới tinh hoa".

Cuộc nội chiến Nam - Bắc Mỹ (1861 - 1865) đã xóa bỏ chế độ nô lệ và giành quyền công dân, quyền bầu cử về cho người da đen. Tuy nhiên, chế độ đại cử tri đoàn vẫn tồn tại nguyên vẹn cho đến ngày nay.

"Thật đáng xấu hổ. Tôi nghĩ rằng hầu hết người Mỹ sẽ cảm thấy thật ghê tởm nếu biết về nguồn gốc thực sự của hệ thống đại cử tri đoàn", ông Finkelman bày tỏ.

Theo Zing
TIN LIÊN QUAN
TikTok sẽ xác thực nội dung do AI tạo ra
TikTok sẽ xác thực nội dung do AI tạo ra
(Ngày Nay) - Ứng dụng TikTok cho biết sẽ sử dụng một loại công nghệ giúp gắn nhãn cho hình ảnh và video được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo (AI) và được đăng tải lên dịch vụ chia sẻ.
Giá vàng SJC đạt mốc 92 đồng/lượng, tăng mạnh do tâm lý "đầu cơ"
Giá vàng SJC đạt mốc 92 đồng/lượng, tăng mạnh do tâm lý "đầu cơ"
(Ngày Nay) - Tới trưa 10/5, giá vàng SJC lập đỉnh mốc mới, tăng cao nhất trong lịch sử với giá bán ra là 92 triệu đồng/lượng, tăng 2,5 triệu đồng/lượng so với cuối phiên ngày 9/5. Khoảng cách giữa giá mua và bán chênh nhau tới 2,5 triệu đồng/lượng, đẩy rủi ro lớn về phía người mua vàng.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Tạo điều kiện để đội ngũ doanh nhân Việt Nam không ngừng phát triển mạnh mẽ
(Ngày Nay) - Sáng 10/5, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Apple xin lỗi sau chỉ trích về quảng cáo iPad Pro
Apple xin lỗi sau chỉ trích về quảng cáo iPad Pro
(Ngày Nay) - Apple mới đây đã lên tiếng xin lỗi sau phản ứng dữ dội từ cộng đồng về một quảng cáo dòng máy tính bảng iPad Pro xuất hiện hình ảnh các đồ vật bao gồm nhạc cụ và sách bị nghiền nát bởi máy ép thủy lực.
SHB dành hơn 11 tỷ đồng làm công tác xã hội nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
SHB dành hơn 11 tỷ đồng làm công tác xã hội nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Đại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên, SHB đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa, trong đó có trao tặng các phần quà tới cựu chiến binh và tài trợ 2 công trình lớp học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị hơn 11 tỷ đồng.
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
(Ngày Nay) - Tập đoàn T&T Group đã trao ủng hộ tỉnh Điện Biên 5 tỷ đồng (tương ứng với 100 căn nhà), góp phần không nhỏ vào thành công chung của Đề án làm 5.000 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương cũng như từng bước hiện thực hóa mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát, không an toàn trên địa bàn tỉnh.