Di chỉ khảo cổ học Đồng Trương (Nghệ An): Liệu có chìm vào quên lãng?

Di chỉ khảo cổ học Đồng Trương là chứng tích của người Việt cổ xuyên suốt hai dòng văn hóa nổi tiếng: Văn hóa Hòa Bình (tiền sử) và Văn hóa Đông Sơn (sơ sử), được giới khoa học đánh giá “là di tích đa văn hóa cực hiếm hoi” của Việt Nam. Tuy nhiên, từ khi được phát hiện đến nay, di chỉ có giá trị này vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Di chỉ khảo cổ học Đồng Trương (Nghệ An): Liệu có chìm vào quên lãng?

Giá trị Đồng Trương

Theo quốc lộ 7 đi từ thị trấn Anh Sơn (Nghệ An) khoảng một cây số đến hang Đồng Trương nằm ở địa bàn xã Hội Sơn. Tuy có tấm biển nằm sát quốc lộ nhưng lâu ngày đã tróc hết chữ. Con đường vào hang cách đó khoảng 100 mét chỉ toàn lau lách, thâm u, lạnh lẽo. Bia dẫn tích trước cửa hang trơ khung sắt hoen rỉ. Dãy thép gai rào chắn chung quanh cửa hang bị oxy hóa gãy rụng, đứt lỗ chỗ. Cửa hang trống hoác ngổn ngang bãi phóng uế trâu, bò, với những vỏ chai, bao nylon... Người không am tường nếu vào đây thì không thể biết đây là địa điểm di chỉ khảo cổ có niên đại hàng chục nghìn năm.

Di chỉ khảo cổ học Đồng Trương (Nghệ An): Liệu có chìm vào quên lãng? - anh 1

Đường vào di chỉ Đồng Trương cây cối mọc um tùm, bia dẫn trơ khung sắt

Di tích Đồng Trương thuộc hai thời đại khác nhau là Văn hóa Hòa Bình thời đại đồ Đá và Tiền Đông Sơn thuộc thời đại Kim khí. Tháng 2-2004, Viện Khảo cổ học đã chủ động tiến mở rộng khai quật diện tích 50 mét vuông ở di chỉ này theo Quyết định số 44199/QĐ/BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin.

Di chỉ Đồng Trương được mô tả là hang đá có cấu tạo hàm ếch, nền hang rộng trên hơn 100 mét vuông, cửa rộng 15 mét, cao 15 mét. Hang nằm cách Sông Lam qua một thung lũng. Cách đó khoảng 30 mét, có một con suối với nhiều nguyên liệu đá cuội và có nước quanh năm cho nên Đồng Trương là một địa điểm ngụ cư lý tưởng của người tiền sử.

Di chỉ khảo cổ học Đồng Trương (Nghệ An): Liệu có chìm vào quên lãng? - anh 2

Vẻ đẹp nguyên sơ thạch nhũ hang Đồng Trương

Qua các đợt khai quật, hiện vật và di tích thu được trong hố khai quật gồm đồ đá, đồ gốm, đất nung, đồ đồng, đồ sắt, đồ thủy tinh, thổ hoàng, xương, răng động vật, dấu tích than tro bếp và mộ táng. Trong lớp văn hóa Hòa Bình, đã phát hiện được 10 ngôi mộ táng có niên đại trong khoảng 10 nghìn đến 12 nghìn năm. Ngoài ra, tại Đồng Trương, các nhà nghiên cứu còn phát hiện các hiện vật như đồ đá cũ, đồ đồng, kim khí, rồi gốm. Đặc biệt hiện vật thu được nhiều nhất là vỏ sò (trong đó có những vỏ sò như đưa từ biển lên)…

Quá trình khai quật phát hiện 305 mảnh sành sứ thời phong kiến; 70 mảnh gốm in ô vuông thời Hán; 4.083 mảnh gốm và 16 dọi se chỉ bằng đất nung mang đặc trưng văn hóa kim khí thời đại văn hóa tiền Đông Sơn và Đông Sơn. Ngoài ra còn có một số hiện vật đồ đồng mang đặc trưng văn hóa Đông Sơn như rìu, giáo, chuông, dao găm, thạp, vòng và 12 di vật đồ thủy tinh trang sức thể hiện trình độ chế tác cao. Những tài liệu này chứng tỏ lưu vực sông Lam là một trong ba trung tâm phát sinh và phát triển văn hóa của người Việt cổ thời các Vua Hùng dựng nước.

Đừng để quá muộn

Theo đồng chí Nguyễn Văn Sơn nguyên Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Anh Sơn, sau khi được phát hiện và khai quật, trong khi chờ kết quả nghiên cứu từ Viện Khảo cổ, ban đầu địa phương giữ lại các mộ táng này để phục vụ cho công tác trưng bày, nghiên cứu tại chỗ. Tuy nhiên, một thời gian sau, do công tác bảo quản không bảo đảm nên cấp ngành địa phương đã lấp cát lên các ngôi mộ táng và lập hàng rào bảo quản.

Trao đổi ý kiến về thực trạng di chỉ Đồng Trương, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Nghệ An, Hồ Mậu Thanh Sở cho biết: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn trong việc bảo tồn và xếp hạng di chỉ khảo cổ vì thiếu kinh phí. Việc kêu gọi các nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn, bảo vệ di tích cũng gặp nhiều khó khăn. Ban quản lý di tích, danh thắng tỉnh Nghệ An đang xin chủ trương của UBND tỉnh, năm 2016 sẽ xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích. Từ đó, phát huy giá trị của Đồng Trương bằng cách biến điểm này trở thành nơi tham quan, học tập gắn với tuyến du lịch đến các danh thắng khu vực miền tây Nghệ An.

Tháng 6-2006, lần thứ 2, Viện Khảo cổ học cử đoàn chuyên gia vào Anh Sơn. Ngoài 10 bộ hài cốt đã tìm thấy, đoàn khảo cổ phát hiện thêm hai mộ táng tại cửa hang Đồng Trương. Lần này, các hiện vật được đưa đến Viện Khảo cổ học để tiếp tục nghiên cứu. UBND huyện Anh Sơn cho khoanh vùng bảo vệ di chỉ khảo cổ này.

Thế nhưng hiện nay, sau khi khai quật được, Viện khảo cổ học đã đưa hết các hài cốt và hiện vật đi. Phòng Văn hóa, thông tin huyện Anh Sơn nhiều lần gửi văn bản ra cơ quan này để mong có kết luận ban đầu của hội đồng khoa học nhưng không thấy phản hồi. Huyện mong các nhà nghiên cứu có kết luận cuối cùng về Đồng Trương để biết di chỉ này có khả năng được xếp hạng di tích và di tích ở cấp độ nào?

PGS, TS Nguyễn Khắc Sử, nghiên cứu viên cao cấp, Viện Khảo cổ học Việt Nam, vừa có chuyến thám sát một số hang động ở khu vực miền tây Nghệ An vào tháng 6-2015 cho biết, Di chỉ hang Đồng Trương vẫn còn nguyên giá trị về lịch sử, văn hóa. Các tầng văn hóa phía dưới vẫn đang được giữ nguyên.

Tuy nhiên, hiện nay, di chỉ này không được quan tâm gìn giữ đang đứng trước những nguy cơ bị phá hủy do hệ thống bảo vệ không còn nên người dân tự ý sử dụng làm nơi sinh hoạt công cộng như làm sân vận động chắn trước cửa hang…

Ngoài ra, ở đây là vùng nguyên liệu của các nhà máy xi-măng, nếu không có biện pháp bảo vệ, chắc chắn không bao lâu nữa, hang cũng sẽ bị san lấp không còn dấu vết. Thiết nghĩ, đây là một di tích đa văn hóa cực kỳ hiếm hoi, lại nằm bên triền sông Lam, cạnh quốc lộ 7, cho nên Đồng Trương có đầy đủ những điều kiện thuận lợi để bảo tồn, phục vụ cho công tác tham quan du lịch, nhằm phát huy giá trị văn hóa lịch sử của địa phương và cả nước.

Do vậy, cơ quan chức năng cần nhanh chóng hoàn thành hồ sơ để từng bước xếp hạng di tích, trước hết là cấp tỉnh sau đó xếp hạng cấp cao hơn.

Với bề dày lịch sử như thế, việc phát hiện hang Đồng Trương thật sự gây chấn động trong giới khảo cổ nước nhà. Sự kiện được xếp vào một trong 10 sự kiện văn hóa nổi bật Quốc gia năm 2004. Các nhà khảo cổ đã đánh giá di chỉ Đồng Trương là một di tích hiếm có ở Việt Nam và khu vực Đông - Nam Á, một di tích địa tầng cần được bảo tồn nguyên trạng để tiếp tục nghiên cứu. Hang Đồng Trương là nơi nhiều thế hệ người Việt cổ sinh sống, vì có cả đồ đá, đồ kim khí, thủy tinh. Tập đoàn người cư trú ở đây lâu đời nhất hơn 10 nghìn năm, gần nhất khoảng hai nghìn năm.

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm:

- Hồi sinh những đêm trăng phường vải xứ Nghệ

- Đừng vội mừng khi Thành nhà Hồ “đứng đầu thế giới”

- Đưa chiếu chèo sân đình tới khán giả Thủ đô

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.