Hậu cứu trợ lũ lụt miền Trung: Khi trưởng thôn đứng ra điều phối

(Ngày Nay) - Chỉ trong ít ngày lại đây, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh, Quảng Bình bị báo chí “phanh phui” chuyện thu lại tiền cứu trợ của các nhà từ thiện đã trao tận tay người dân. Vậy động cơ, mục đích của việc thu lại tiền cứu trợ để làm gì, nguyên nhân từ đâu?
Bà con vùng rốn lũ Quảng Bình nhận quà cứu trợ. Ảnh: Trường Phong.
Bà con vùng rốn lũ Quảng Bình nhận quà cứu trợ. Ảnh: Trường Phong.

Những năm gần đây, xu hướng nhà từ thiện bỏ qua ban tiếp nhận và điều phối cứu trợ do các cấp chính quyền lập ra ngày càng phổ biến. Họ tự tìm thông tin trên báo chí, mạng xã hội, người thân, bạn bè… quyết định địa điểm cứu trợ, trao quà tận tay người dân gặp khó khăn.

Từ khủng hoảng niềm tin…

Trước đây từng có hiện tượng xà xẻo, ngâm hàng cứu trợ quá lâu… tại một số ban tiếp nhận điều phối cứu trợ. Trong khi đó, ngày nay, giao thông, phương tiện để đi đến vùng thiên tai không còn khó khăn như trước; lực lượng thiện nguyện ngày càng trẻ hóa, họ muốn tận mắt chứng kiến sự tàn phá của thiên tai, trải nghiệm cảm giác thống khổ của người dân... 

Vì thế, không ít đoàn từ thiện tự đi đến vùng thiên tai, không thông qua các tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ tại địa phương. Những đoàn cứu trợ tự phát dạng này đôi lúc gây khó khăn cho các cấp chính quyền khi điều phối công tác cứu trợ, dẫn đến những bất cập khó giải quyết thấu tình đạt lí trong cộng đồng dân cư. 

Trong đợt lũ lụt vừa qua ở Quảng Bình, có gia đình nhận đến 30 thùng mì ăn liền, chưa kể các nhu yếu phẩm khác và tiền mặt. Trong lúc đó, không ít địa phương cũng bị thiệt hại trong lũ lụt nhưng rất ít hoặc không có đoàn nào về cứu trợ.

Một lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình nói rằng: Cứu trợ tự phát cho thấy sự thiếu niềm tin của các đoàn từ thiện, điều này dẫn đến nhiều hệ lụy. Đơn giản như việc thống kê đoàn, lượng hàng, tiền cứu trợ cũng gặp khó khăn. Vừa rồi, Mặt trận tỉnh phải ký công văn yêu cầu các xã thống kê chứ không yêu cầu các tổ chức đoàn thể và các huyện như trước đây. Việc cấp xã thống kê cũng chưa chắc đã đầy đủ, vì nhiều đoàn cứu trợ về tận thôn, bản hoặc hộ gia đình.

Vị lãnh đạo Mặt trận này tâm sự: “Để lập lại trật tự trong công tác cứu trợ là một bài toán hóc búa. Làm từ thiện là một nép đẹp truyền thống, nhân văn, nhân bản, nếu dùng luật để điều chỉnh liệu có hợp tình, hợp lí. Cho đến nay, duy nhất chỉ có Nghị định 64 của Chính phủ, điều chỉnh công tác tiếp nhận cứu trợ nhưng cũng quy định chung chung, chưa sát với hiện thực cuộc sống”.

…đến no dồn, đói góp

Trở lại câu chuyện của một số thôn trên địa bàn Hà Tĩnh, Quảng Bình thu lại tiền cứu trợ của các hộ dân để điều phối lại cho những hộ khác, cũng thiệt hại vì lũ lụt trong thôn khiến các nhà từ thiện bất bình, dư luận lên án. Nhưng nếu bình tâm, nhìn nhận sự việc một cách thấu đáo thì không đến mức như chúng ta đang nghe, đang thấy.

Việc cứu trợ tự phát dẫn đến bất cập thừa - thiếu không chỉ giữa các hộ,  mà còn giữa các thôn, các xã, thậm chí là các huyện. Ngay sau lũ, Bí thư huyện Minh Hóa (Quảng Bình) gọi điện cho PV Tiền Phong, xem có đoàn nào giới thiệu lên Minh Hóa, ở đây cũng lũ lụt, cũng thiệt hại nhưng rất ít đoàn đến, nhiều địa phương chưa nhận được hàng cứu trợ. Không ít đoàn được PV Tiền Phong giới thiệu nhưng họ không đồng ý, họ chỉ muốn đến những địa chỉ bị ngập nặng mà báo chí đã nêu, trong lúc ở các vùng này đã ngồn ngộn hàng cứu trợ.

Hậu cứu trợ lũ lụt miền Trung: Khi trưởng thôn đứng ra điều phối ảnh 1Lãnh đạo thôn Vân Nam, xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình họp bàn phương án điều phối sau khi việc thu lại tiền “bị lộ”.

Một trưởng thôn ngập lụt chia sẻ: Thôn có 150 hộ dân, hầu hết đều khó khăn như nhau, nhưng vì trên ra chỉ tiêu hộ nghèo nên phải nhường nhau luân phiên hưởng chính sách hộ nghèo. Mấy năm rồi không lũ lụt, đùng cái năm nay lũ to, các đoàn cứu trợ về thôn, đoàn nào cũng yêu cầu cứu trợ hộ nghèo. 

Thôn chiều ý đoàn cứu trợ thì bị các hộ dân khác “đấu tố”. “Nói thiệt, không thu lại để chia không được chú ạ. Các hộ khác cũng nghèo, cũng thiệt hại, cũng cần cứu trợ. Đoàn cứu trợ họ đâu biết được nỗi khổ của lãnh đạo thôn như chúng tôi. Chẳng lẽ, nhà cơm no áo ấm, nhà thì thiếu ăn, thiếu mặc, tình làng nghĩa xóm sẽ rạn nứt nếu không có sự san sẻ trong cộng đồng”.

Thực tế cho thấy, hầu hết các đoàn cứu trợ không đủ suất quà để trao cho cả thôn, hoặc là những gia đình khó khăn, thiệt hại. Các đoàn thường về đột ngột, không thông báo giá trị suất quà khiến công tác điều phối ở thôn, xã gặp khó khăn. 

Những hộ đặc biệt khó khăn thường được ưu tiên nhận trước, đôi khi chỉ là vài gói mỳ tôm, những hộ ít khó khăn hơn nhận sau, suất quà giá trị gấp nhiều lần. Trong lúc đó, các địa phương không thể biết trước là đợt lũ lụt này thôn mình, xã mình có bao nhiêu đoàn về để điều phối cho công bằng. Buộc lòng các trưởng thôn phải thu lại tiền nhằm điều phối công bằng, giữ gìn tình làng, nghĩa xóm.

Ông Nguyễn Văn Hóa, Chủ tịch UBND xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn – địa phương có thôn Trung Thôn thu lại tiền cứu trợ, tâm sự: “Không ai gần dân, hiểu dân và chịu sự giám sát của dân bằng các ông trưởng thôn.

 Đừng nghĩ lãnh đạo thôn thu lại tiền là để xà xẻo mà tội họ, có muốn, họ cũng không dám. Ở làng, ở xã, họ còn biết từng cây kim, sợi chỉ trong nhà của nhau, huống hồ là hàng tiền cứu trợ. Đoàn nào về, bao nhiêu suất quà, bao nhiều tiền dân biết hết, thu về mà phát ra không đủ thì chỉ có nước bán xới nhà cửa rời quê hương, bản quán”.

Ông Cao Xuân Phan, trưởng thôn Vân Nam, xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn - một trong những người bị dư luận lên án khi thu lại tiền cứu trợ để điều phối trong thôn, bộc bạch: “Đến giờ, nhà tui mới chỉ có 2 yến gạo, 1 thùng mì tôm với một ít bột ngọt, nước mắm... Đoàn về gấp quá, nên khi yêu cầu chọn 20 hộ, bí quá tui đọc đại vì họ yêu cầu phải khó khăn, nhưng thực tế thì các hộ này đã nhận nhiều quà rồi. 

Nhiều hộ gia đình cũng khó khăn gặp tui đấu tố, dưới dân cũng lời qua tiếng lại, nên một số gia đình tự nguyện nộp lại tiền để thôn điều phối. Giờ sự việc xảy ra rồi, lãnh đạo xử răng tui chịu hết, quan trọng là tình làng, nghĩa xóm vẹn toàn”.

Theo Tiền Phong
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.