10 dấu hiệu cho thấy chế độ ăn kiêng của bạn có vấn đề

(Ngày Nay) - Đau dạ dày hay nhức đầu, táo bón có thể bắt nguồn từ chế độ ăn kiêng nghèo nàn chất dinh dưỡng của bạn. Dù ăn kiêng, bạn vẫn cần phải nạp đa dạng thực phẩm theo tháp dinh dưỡng...
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chế độ ăn uống cân bằng là một trong những chìa khóa để có cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc, nhưng với nhiều người việc tìm hiểu xem những gì họ đưa vào cơ thể có tốt hay không là cả một vấn đề. Dưới đây là 10 dấu hiệu cho thấy chế độ ăn uống của bạn có thể bị mất cân bằng và cần phải được nghĩ lại.

1. Bạn luôn cảm thấy mệt mỏi

Thực phẩm bạn tiêu thụ cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn. Những thực phẩm chất lượng thấp có thể làm cho bạn cảm thấy no nhưng sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho bạn cần trong một ngày. Nếu bạn luôn thiếu năng lượng do ăn kiêng, hãy ăn nhiều trái cây và rau, đặc biệt là táo.

2. Tăng cân quá nhiều

Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khi bạn tăng cân. Một trong những lý do đó liên quan đến việc ăn quá nhiều hoặc ăn thực phẩm có nhiều chất béo nhưng lại ít chất dinh dưỡng cần thiết. Tăng cân nhanh chóng là một dấu hiệu mà bạn cần phải lưu ý để cắt giảm khẩu phần và tránh ăn quá nhiều thực phẩm chiên và kho mặn.

3. Giảm cân quá nhiều

Suy dinh dưỡng không phải là vấn đề ở các nước phát triển, nhưng nó có thể là kết quả của việc áp dụng chế độ ăn kiêng theo trào lưu một cách thái quá. Giảm cân, đặc biệt là nếu có dấu hiệu giảm cân quá nhanh có nghĩa rằng bạn đã nhận được không đủ năng lượng và dinh dưỡng cần thiết gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

4. Bạn luôn bị cảm lạnh

Các hoạt động của hệ miễn dịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của chế độ ăn uống. Hệ miễn dịch của bạn cần các vitamin và chất chống oxy hóa cần thiết để vận hành. Nếu bạn không ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thì cơ thể bạn sẽ khó chống lại chứng cảm lạnh và các bệnh khác.

5. Đau dạ dày

Nếu dạ dày của bạn luôn cảm thấy khó chịu kèm cảm giác buồn nôn, rất có thể do một số loại thức ăn hoặc sự tương tác giữa các loại thực phmà bạn thường xuyên ăn có thể là thủ phạm. Hãy theo dõi cẩn thận những gì bạn ăn và cố gắng cắt giảm một số loại không phù hợp ra khỏi chế độ ăn uống của bạn.

6. Táo bón

Táo bón thường là kết quả của một chế độ ăn uống ít chất xơ hoặc cơ thể bạn không nhận được đủ nước, do đó nên uống 8-10 ly nước mỗi ngày. Kết hợp thêm ngũ cốc, trái cây và rau vào chế độ ăn uống, điều này giúp cải thiện hệ tiêu hóa của bạn.

7. Bạn đã cảm thấy chán nản và mệt mỏi

Những gì bạn ăn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của bạn. Trầm cảm nhẹ đôi khi là kết quả của việc bạn không nhận được đủ chất béo và carbohydrate cần thiết. Nếu bạn cảm thấy chán nản hơn so với bình thường nguyên nhân có thể là do chế độ ăn uống của bạn không hiệu quả.

8. Ăn dường như không thỏa mãn cơn đói của bạn

Nếu bạn không bao giờ cảm thấy thỏa mãn sau mỗi bữa ăn và thường thấy mình ăn vặt quá nhiều giữa các bữa, nó có thể là kết quả của việc ăn thực phẩm thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu. Cung cấp đủ rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt là rất quan trọng để thỏa mãn cơn đói của bạn.

9. Chế độ ăn uống của bạn ít đa dạng

Con người cần phải tiêu thụ nhiều loại thực phẩm để có được đầy đủ các chất dinh dưỡng. Việc đa dạng trong các bữa ăn là cần thiết vì nó giúp đảm bảo đủ dinh dưỡng. Nếu bữa ăn của bạn thường thiếu một nhóm thực phẩm trong tháp dinh dưỡng thì bạn cần phải bổ sung ngay.

10. Nhức đầu thường xuyên

Cũng giống như các vấn đề dạ dày, đau đầu có thể là kết quả của thói quen ăn uống nghèo nàn. Bạn nên tham khảo một tạp chí thực phẩm để xác định chính xác những gì có thể gây ra hiện tượng đau đầu ở bạn và loại bỏ thực phẩm đó rồi thay bằng loại khác trong nhóm.

Một chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng cho sức khỏe, nhưng bạn nên thường xuyên tham khảo ý kiến một chuyên gia nếu bạn cảm thấy rằng có thể có nguyên nhân cơ bản khác với các vấn đề trên. Lắng nghe cơ thể của bạn và cung cấp cho nó đủ chất dinh dưỡng.

Theo SKĐS

Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024
(Ngày Nay) - Vừa qua, Tân Á Đại Thành đã được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, đồng thời, Tập đoàn cũng đứng trong Top 5 nơi làm việc tốt nhất nhóm ngành hàng Sản xuất Chế biến Chế tạo Công nghiệp, theo công bố của Anphabe. Đây là minh chứng cho những thành tựu của Tập đoàn trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp , sáng tạo và bền vững.
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
(Ngày Nay) - Tình hình chiến sự tại vùng Kursk của Nga đang trở nên bất lợi cho Ukraine khi Nga gia tăng lực lượng nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Trong khi đó, tình hình ở mặt trận phía Đông Ukraine cũng đang diễn biến phức tạp.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.