Sanlianyan, được khai quật từ ngôi mộ của Fuhao, là một dụng cụ nấu ăn được sử dụng trong các triều đại cổ nhà Thương (Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 11 TCN). Nó được so sánh giống bếp ga hiện nay. Sanlianyan có hai phaanff, phần trên là một nồi to để giữ thực phẩm và phần dưới để giữ nước cùng với một vỉ lò ở giữa để hơi nước đi qua. Các Sanlianyan có thể nấu một số loại thực phẩm cùng một lúc. Đây được xem là một chiếc nồi hiệu quả.
Đồng thùng nước đá, tủ đông cổ đại. Trước đây nó được sử dụng để giữ lạnh các loại rượu vang, được khai quật từ quận Suixian tỉnh Hồ Bắc vào năm 1977. Những tín đồ của rượu vang ngày xưa thường sử dụng chúng để ướp lạnh rượu, phía bên trong đặt các khối băng.
Cốc thủy tinh trông giống như những chiếc cốc hiện đại mặc dù nó có từ thời Chiến Quốc (475-221 TCN). Chiếc cốc được làm bằng một mảnh thủy tinh tự nhiên cao cấp. Các tinh thể thủy tinh được khai quật từ ngôi làng trong thị trấn Shiqiao Banshan ở Hàng Châu vào năm 1990. Cho đến nay, đây là di tích tinh thể lớn nhất được khai quật ở Trung Quốc và được coi như một báu vật quốc gia.
Bếp nướng này có từ triều đại nhà Hán (206-220 TCN), dài 20cm, rộng 16,5cm và cao 14cm. Bếp nướng này giống như các lò nướng hiện đại ngày này, có hai đục cao ở trên đầu trang trí 5 con ve sầu để gác đồ. Mặc dù hình dáng có thay đổi theo nhiều năm nhưng những con ve sầu đá vẫn có thể nhìn rõ.
Dụng cụ đổ thuốc cho trẻ em, được sử dụng cho những đứa trẻ không thể hoặc khó mở miệng. Người lớn sẽ đưa chiếc mỏ dài và nhỏ giọt vào miệng đứa trẻ để chúng uống nước hoặc thuốc. Đồ này được dùng trong thời nhà Hán.
Gương mặt trời, khi phản chiếu gương mặt trời, các hoa van họa tiết sẽ hiện lên một cách rõ ràng.
Lư hương từ triều đại nhà Đường (618-907 TCN) được sử dụng để giữ ấm và mùi thơm.
Các vành đai ngọc, được khai quật từ Tây An, tỉnh Thiểm Tây, là một di tích của triều đại nhà Đường. Nó bao gồm 25 miếng ngọc nhỏ, có đầy đủ cơ cấu và hình dạng tiêu chuẩn. Các khóa đai trên mui giống như đai hiện đại nhưng trông thời trang hơn. Sơn mài bằng gỗ đã bị ăn mòn do trải qua nhiều năm.
Nhà vệ sinh cổ từ thời nhà Chu (896-951). Hai mảnh nhà vệ sinh này được khai quật ở tỉnh Chiết Giang.
Hai cây đèn đồng 2.000 năm tuổi nuốt khói được tìm thấy trong lăng mộ của hầu tước Haihun vào năm 2015. Những chiếc đèn này có hình dạng con ngỗng ngậm cá trong miệng. Ánh sáng được phát ra từ con cá. Khói thải ra trong quá trình đốt sáp có thể thám vào cơ thể của con ngỗng qua con cá ngậm trên mỏ và lưu trữ trong bụng ngỗng.
Tuệ Linh