10 tác phẩm điêu khắc đắt nhất lịch sử từng được mang ra đấu giá

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Với mức giá "rẻ" nhất là 53,3 triệu đô la Mỹ, những tác phẩm điêu khắc đắt đỏ nhất lịch sử từng được mang ra đấu giá có thể khiến nhiều người phải kinh ngạc.
Tác phẩm "Balloon Dog (Orange)" của tác giả Jeff Koons tại một cuộc triển lãm. (Ảnh: CNN)
Tác phẩm "Balloon Dog (Orange)" của tác giả Jeff Koons tại một cuộc triển lãm. (Ảnh: CNN)

Cùng với một nền kinh tế ngày càng được mở rộng, thị trường nghệ thuật đã liên tục trải qua nhiều thăng trầm. Tuy nhiên, vài thập kỷ trở lại đây, một số cuộc đấu giá ghi nhận những pha ngã giá kỷ lục cho nhiều tác phẩm khác nhau trong cùng một đêm. Tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất trong lịch sử là bức chân dung Chúa Giê-su của Leonardo Da Vinci có tên “Salvator Mundi”, được đấu giá thành công tại nhà đấu giá Christie's với con số không tưởng: 450,3 triệu đô la Mỹ.

Với nghệ thuật điêu khắc, chưa tác phẩm nào có giá trị lớn như vậy. Tuy vậy, giá của chúng vẫn cao ngất ngưởng: từ năm 2010 đến nay, 11 tác phẩm điêu khắc đã được bán đấu giá thành công với mức giá ít nhất 50 triệu đô la Mỹ.

Sau đây là danh sách 10 tác phẩm điêu khắc đắt đỏ nhất tại các phiên đấu giá. Giới siêu giàu - “khách quen” của mặt hàng này, thường muốn che giấu danh tính của mình bằng cách đặt giá thầu qua người đại diện.

1. L'Homme au doigt (1947) - tác giả: Alberto Giacometti

10 tác phẩm điêu khắc đắt nhất lịch sử từng được mang ra đấu giá ảnh 1

L'Homme au doigt (1947) - tác giả: Alberto Giacometti. (Ảnh: CNN)

Giá: 141,3 triệu đô la Mỹ

Đấu giá thành công năm 2015 tại nhà đấu giá Christie's cơ sở New York

Người mua: Tỷ phú Steve A. Cohen, theo New York Post

Tác phẩm điêu khắc bằng đồng sơn này cao 1,83 m, khắc hoạ một người đàn ông đang chỉ tay về phía xa và được rao bán trên thị trường từ năm 1970. Theo các chuyên gia, L'Homme au doigt là tác phẩm mang đẳng cấp thế giới. Một số phiên bản khác đang được lưu giữ tại Phòng Trưng bày Tate ở London và Bảo tàng Nghệ thuật đương đại ở New York.

Alberto Giacometti, nhà điêu khắc người Thuỵ Sĩ, đã luôn trăn trở và tìm tòi về ý nghĩa triết học của thân phận con người sau sự tàn phá của Chiến tranh Thế giới thứ 2. Hiện nay, ông là nhà điêu khắc duy nhất có nhiều hơn 1 tác phẩm giá trị 100 triệu đô-la (3 bức tượng đắt nhất trong danh sách của chúng tôi đều thuộc về Alberto Giacometti).

2. L'Homme qui marche I (1960) - tác giả: Alberto Giacometti

10 tác phẩm điêu khắc đắt nhất lịch sử từng được mang ra đấu giá ảnh 2

L'Homme qui marche I (1960) - tác giả: Alberto Giacometti. (Ảnh: CNN)

Giá: 104,3 triệu đô-la Mỹ

Đấu giá thành công năm 2010 tại nhà đấu giá Sotheby's London

Người mua: Tỷ phú Lily Safra, theo Bloomberg

Tỷ phú Lily Safra đã sở hữu cho mình một tác phẩm mang tầm cỡ quốc tế. Nhiều phiên bản khác của L'Homme qui marche I đang được trưng bày tại nhiều bảo tàng lớn như Bảo tàng Nghệ thuật Viện Carnegie ở Pittsburgh và Phòng trưng bày Nghệ thuật Albright-Knox ở Buffalo, New York. Đây cũng là tác phẩm điêu khắc đầu tiên trong lịch sử đạt mốc hơn 100 triệu đô-la.

Năm 1988, người phụ trách cấp cao của triển lãm "Alberto Giacometti" tại Bảo tàng và Vườn Điêu khắc Hirshhorn đã nhận định: “Cho dù đôi mắt của bức tượng ở ngang tầm với người xem, tác phẩm vẫn khiến chúng ta cảm thấy như nó đang ở rất xa. Người đàn ông được khắc hoạ qua bức tượng đang chăm chú nhìn vào khoảng không vô định. Với khuôn mặt xương xẩu, đầy vết thương, có thể thấy L'Homme qui marche I trở thành một biểu tượng cho sự mong muốn, khao khát một thứ không bao giờ đạt được của nhân loại, đó là hoà bình.”

3. Chariot (1950) - tác giả: Alberto Giacometti

10 tác phẩm điêu khắc đắt nhất lịch sử từng được mang ra đấu giá ảnh 3

Chariot (1950) - tác giả: Alberto Giacometti. (Ảnh: CNN)

Giá: 101 triệu đô la Mỹ

Đấu giá thành công năm 2014 tại nhà đấu giá Sotheby's New York

Người mua: Tỷ phú Steve A. Cohen

Vào thời điểm được bán đấu giá thành công, Chariot là bức tượng đắt giá thứ nhì thế giới. Hình tượng người phụ nữ trên một cỗ xe không thể di chuyển đã gây sự tò mò cho người xem. Giacometti đã từng nằm viện sau một tai nạn gãy chân, và nói rằng ông đã “kinh ngạc” trước những chiếc xe đẩy có gắn chuông của y tá trong bệnh viện; điều này có thể là cảm hứng để ông tạo ra Chariot.

6 phiên bản khác của Chariot đang được đặt tại một số bảo tàng và phòng trưng bày như Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York, Alberto Giacometti-Stiftung ở Zurich và Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia ở Washington.

4. Rabbit (1986) - tác giả: Jeff Koons

10 tác phẩm điêu khắc đắt nhất lịch sử từng được mang ra đấu giá ảnh 4

Rabbit (1986) - tác giả: Jeff Koons. (Ảnh: CNN)

Giá: 91 triệu đô la Mỹ

Đấu giá thành công năm 2019 tại nhà đấu giá Christie’s New York.

Người mua: Tỷ phú Steve A. Cohen

Tác phẩm này ra đời vào những năm 1980 dưới bàn tay của Jeff Koons, người từng là một nhà môi giới chứng khoán. Rabbit là một bản sao rất tỉ mỉ bằng thép không gỉ của món đồ chơi bơm hơi phổ biến hình con thỏ. Một số người coi đây là một tác phẩm vô vị, nhưng số khác lại cho rằng Rabbit là một “bài bình luận tổng thể” về văn hoá tiêu dùng. Sau khi Rabbit được đấu giá thành công, nhà phê bình nghệ thuật Roberta Smith của New York Times đã viết, Jeff Koons đã “thay đổi cách chúng ta nhìn thế giới” và đặt một câu hỏi đầy thử thách rằng “liệu những thứ sáng bóng có được coi là nghệ thuật?”

5. La jeune fille sophistiquée (Portrait de Nancy Cunard)' (1928-32) - tác giả: Constantin Brancusi

10 tác phẩm điêu khắc đắt nhất lịch sử từng được mang ra đấu giá ảnh 5
La jeune fille sophistiquée (Portrait de Nancy Cunard)' (1928-32) - tác giả: Constantin Brancusi. (Ảnh: CNN)

Giá: 71,2 triệu đô la Mỹ

Đấu giá thành công năm 2018 tại nhà đấu giá Christie’s New York

Hình tượng được khắc hoạ trong La jeune fille sophistiquée là một người phụ nữ Anh tên Nancy Cunard, người thừa kế tài sản của công ty vận tải Anh quốc nổi tiếng Cunard Line. Hình tượng này chống lại những phong tục xã hội thời đó, và tạo cảm hứng sáng tác cho những nhà văn lỗi lạc như Louis Aragon và Ezra Pound. Thậm chí, 2 nhà văn trên từng có quan hệ tình cảm với chính Nancy Cunard.

Bình luận về kích thước nhỏ bé của tác phẩm, nhà điêu khắc Constantin Brancusi tiết lộ: “Cái mũi, hay đôi tai không phải là thứ tạo nên tổng thể một con người, hay đại diện cho bản chất của họ. Với La jeune fille sophistiquée, tôi chỉ đang nhìn vào những gì bản thân cho là hiện thực, và cố gắng tạo ra một hiệu ứng tâm linh.”

Nói về bức tượng này, Nancy Cunard nhận xét: “Bên cạnh La jeune fille sophistiquée, có 2 tác phẩm khác, một bằng gỗ và một bằng đồng, đều đã thể hiện những ‘đường nét’ tinh tế nhất của tôi.”

6. Tête (1911-1912) - tác giả: Amedeo Modigliani

10 tác phẩm điêu khắc đắt nhất lịch sử từng được mang ra đấu giá ảnh 6
Tête (1911-1912) - tác giả: Amedeo Modigliani. (Ảnh: CNN)

Giá: 70,7 triệu đô la Mỹ

Đấu giá thành công năm 2014 tại nhà đấu giá Sotheby's New York

Tại studio của mình, Modigliani có một bộ sưu tập những bức tượng đá tạc khuôn mặt người. Phần lớn trong số 24 bức tượng của Amedeo Modigliani được trưng bày tại các bảo tàng tầm cỡ thế giới như Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại và Guggenheim ở New York, Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia và Phòng trưng bày Quốc gia Úc ở Canberra.

Nghệ sĩ xứ Wales Augustus John, người đã mua Tête trực tiếp từ Modigliani, nhận xét: “Những khuôn mặt bằng đá có một ảnh hưởng kỳ lạ đến tôi. Vài ngày sau khi mua bức tượng, khi ra ngoài đường và gặp mọi người, tôi thường gặp ảo giác rằng khuôn mặt của họ chính là khuôn mặt đã được Modigliani tạc. Liệu có phải Modi đã khám phá ra một chân trời mới của hiện thực?”

7. Balloon Dog (Orange) (1994-2000) - tác giả: Jeff Koons

10 tác phẩm điêu khắc đắt nhất lịch sử từng được mang ra đấu giá ảnh 7
Balloon Dog (Orange) (1994-2000) - tác giả: Jeff Koons. (Ảnh: CNN)

Giá: 58,4 triệu đô la Mỹ

Đấu giá thành công năm 2013 tại nhà đấu giá Christie’s New York

Cao hơn 3 mét và nặng khoảng 1 tấn, Balloon Dog (Orange) là một trong bộ 5 tác phẩm giống hệt nhau về hình dáng nhưng khác màu sắc của Jeff Koons.

Khi lần đầu được rao bán, phiên bản màu da cam này được nhà sưu tập Peter Brant mua và trưng bày tại London. Các phiên bản còn lại thuộc quyền sở hữu của những nhà sưu tập nổi tiếng thế giới như người sáng lập tập đoàn Kering - François Pinault, ông trùm vận tải biển Hy Lạp Dakis Joannou.

“Tác phẩm này hướng tới sự lạc quan, tích cực. Nó giống như những chiếc bóng bay mà một chú hề sẽ tặng bạn trong tiệc sinh nhật. Nhưng Balloon Dog cũng đồng thời là một “con ngựa thành Troy”, bởi nhiều điều ẩn chứa sâu bên trong. Một trong số đó có thể là tính dục,” Jeff Koons chia sẻ.

8. La muse endormie (1913) - tác giả: Constantin Brancusi

10 tác phẩm điêu khắc đắt nhất lịch sử từng được mang ra đấu giá ảnh 8

La muse endormie (1913) - tác giả: Constantin Brancusi

Giá: 57,4 triệu đô la Mỹ

Đấu giá thành công năm 2017 tại nhà đấu giá Christie’s New York

Đây là một trong những tác phẩm thuộc bộ sưu tập “Những người ngủ say” của Constantin Brancusi. Chúng hiện đang được trưng bày tại Viện Nghệ thuật Chicago, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York, Bảo tàng Quốc gia d'Art Moderne ở Paris và một số bảo tàng tầm cỡ khác.

Nhà sử học nghệ thuật Carola Giedion-Welcker đã nhận xét về bức tượng bằng đá cẩm thạch này như sau: “La muse endormie đánh dấu bước đột phá quyết định trong sáng tác của Brancusi. Lần đầu tiên, chúng ta được chứng kiến sự thay đổi về tâm lý học trong tác phẩm ông. Sự hấp thụ và thư giãn nhẹ nhàng - hay sự tái tạo của tâm hồn, là những điểm nổi bật nhất của La muse endormie. Như thể chúng ta đang nhìn vào một nụ cười đẹp như mơ của Đức Phật vậy.”

9. The Guennol Lioness, ra đời vào khoảng năm 3000-2800 trước Công nguyên

10 tác phẩm điêu khắc đắt nhất lịch sử từng được mang ra đấu giá ảnh 9

The Guennol Lioness, ra đời vào khoảng năm 3000-2800 trước Công nguyên. (Ảnh: CNN)

Giá: 57,2 triệu đô la Mỹ

Đấu giá thành công năm 2007 tại nhà đấu giá Sotheby's New York

Bức tượng đá vôi cổ đại này có chiều cao khá khiêm tốn: 7,62 cm. The Guennol Lioness đã phá mọi kỷ lục về giá trị cho một tác phẩm điêu khắc vào thời điểm được đấu giá thành công.

Bức tượng thể hiện một tư thế bất khả thi: toàn bộ phần thân trên của bức tượng quay sang phải, trong khi đầu và chân vẫn hướng về phía trước. Nguồn gốc và thông điệp không rõ ràng đã biến The Guennol Lioness thành một trong những bí ẩn điêu khắc cổ đại hấp dẫn nhất.

Bên cạnh đó, The Guennol Lioness còn có sức hấp dẫn đặc biệt với những người yêu thể thao: nó đến từ bộ sưu tập của Alastair Bradley Martin - nhà vô địch đơn nam giải quần vợt Mỹ mở rộng (US Open) năm 1951.

10. Grande tête mince (1955) - tác giả: Alberto Giacometti

10 tác phẩm điêu khắc đắt nhất lịch sử từng được mang ra đấu giá ảnh 10
Grande tête mince (1955) - tác giả: Alberto Giacometti. (Ảnh: CNN)

Giá: 53,3 triệu đô la Mỹ

Đấu giá thành công năm 2010 tại nhà đấu giá Christie's New York

Nổi tiếng với việc khắc hoạ hình ảnh người vô danh qua điêu khắc (như Chariot), Alberto Giacometti chỉ có một vài tác phẩm về những nhân vật có thật, bao gồm anh trai (nghệ nhân Diego), người vợ tên Annette và một số người thân thiết khác của ông.

“Giacometti dường như đang cố gắng loại bỏ mọi chướng ngại vật để khám phá xem, con người còn lại những gì khi họ không sống giả tạo nữa. Điều đó khiến tôi cảm thấy mình ngày càng không thể chịu đựng nổi thế giới này nữa,” Jean Genet, một tiểu thuyết gia nổi tiếng người Pháp nhận định, “đối với tôi, toàn bộ tác phẩm của Giacometti là những cuộc theo đuổi, không chỉ với con người mà với cả những sự vật bình thường nhất. Và sau khi thành công trong việc lột bỏ hoàn toàn lớp vỏ bề ngoài hay vẻ thực dụng của những sự vật đó, thành quả mà Giacometti mang đến cho chúng ta thật tuyệt vời.”

Theo CNN
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.