COVID-19 - Cơ hội mới để thoát khỏi bẫy 'Phụ thuộc lối mòn'

[Ngày Nay] - Nỗ lực toàn cầu nhằm cứu vãn nền kinh tế thế giới hậu khủng hoảng COVID-19 đang vấp phải một trở ngại mới: Biến đổi khí hậu.
Các nhà máy điện than tại Trung Quốc phát thải rất lớn.
Các nhà máy điện than tại Trung Quốc phát thải rất lớn.

Với các gói kích thích kinh tế có tổng giá trị lên tới 15 nghìn tỷ USD - một số tiền khổng lồ tương đương với 17% GDP toàn cầu - chúng ta sẽ chứng kiến một làn sóng chi tiêu quy mô lớn với những tác động không nhỏ tới khí hậu trái đất.

Hầu hết những khoản chi này diễn ra tại Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, cũng là ba nơi phát thải nhiều nhất thế giới. Chúng ta chưa thể khẳng định rằng những tác động lên khí hậu toàn cầu sẽ đi theo hướng tích cực, hay tiêu cực như những dấu hiệu đang cho thấy.

COVID-19 - Cơ hội mới để thoát khỏi bẫy 'Phụ thuộc lối mòn' ảnh 1

Chúng ta vẫn đang ở trong một thời điểm bản lề. Tùy cách chi tiêu, những gói kích thích mà các quốc gia đưa ra có thể góp phần làm chậm lại sự ấm lên toàn cầu, hoặc cũng có thể làm cho quá trình biến đổi khí hậu diễn biến còn nhanh hơn nữa.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã vạch ra lộ trình cho những nỗ lực làm sạch hệ thống năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên, những kế hoạch này phải vượt qua một lực cản thầm lặng và khó lay chuyển.

COVID-19 - Cơ hội mới để thoát khỏi bẫy 'Phụ thuộc lối mòn' ảnh 2

Lực cản đó có tên “sự phụ thuộc lối mòn”. Một lực cản có khả năng hấp thụ, hóa giải và triệt tiêu những nỗ lực tạo ra sự thay đổi.

Phụ thuộc lối mòn giống như một thứ quán tính. Sự phụ thuộc lối mòn khiến cho những khoản đầu tư trong quá khứ, chứ không phải cách suy nghĩ và cách làm mới, mới quyết định kết quả trong hiện tại. Những quyết định lịch sử gây tác động tới hiện tại ngay cả khi những người đưa ra nó đã lui vào dĩ vãng.

Phụ thuộc lối mòn là điều khiến chúng ta trung thành với thói quen bật đèn chiếu sáng bừa bãi, tùy tiện sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, lãng phí nhiên liệu làm ấm bể bơi dù nhiều người trong chúng ta có thể nhận thức được rằng những hành vi này gây hại cho môi trường.

COVID-19 - Cơ hội mới để thoát khỏi bẫy 'Phụ thuộc lối mòn' ảnh 3

Những công nghệ đã lỗi thời vẫn đang giữ vai trò chủ đạo, bởi việc duy trì những công nghệ này cũng như hạ tầng phục vụ nó thì dễ dàng hơn việc đổi phải đổi mới và thay thế chúng bằng những thứ tốt hơn.

Ở cấp độ xã hội, sự phụ thuộc lối mòn khiến chúng ta vẫn tiêu thụ điện từ các nhà máy nhiệt điện, vốn được hệ thống đường sắt kết nối với các mỏ than, nơi được khai thác bởi những người thợ mỏ “ăn cơm dương gian, làm việc âm phủ”.

Những lối mòn cũ kỹ này được mở từ hơn một thế kỷ trước, khiến chúng trở nên ăn sâu bám rễ và khó đổi mới. Cùng thời gian, chi phí thực hiện cũng thấp hơn. Trong khi đó, việc thay thế chúng bằng những lối đi mới thường đòi hỏi chi phí ban đầu không nhỏ.

Ở cấp độ toàn cầu, sự thâm căn cố đế này thể hiện rõ ràng trong Báo cáo Thống kê Năng lượng Toàn cầu mới nhất của hãng BP. Báo cáo cho thấy, bất chấp sự tồn tại của Thỏa thuận Paris và những lời kêu gọi hành động khác kể từ Nghị định thư Kyoto năm 1992 đến nay, lượng phát thải khi carbon vẫn tiếp tục tăng trong năm 2019. Trong năm này, lượng tiêu thụ dầu, khí đốt và than đá của con người đã làm phát thải 34 tỷ tấn khí carbon lên bầu khí quyển, tăng 0,5% so với một năm trước đó. Cho tới trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, lượng phát thải toàn cầu liên tục tăng bất chấp những lời cảnh báo về hậu quả của biến đổi khí hậu.

COVID-19 - Cơ hội mới để thoát khỏi bẫy 'Phụ thuộc lối mòn' ảnh 4

Các khảo sát của Viện nghiên cứu PEW cho thấy, có tới 68% người được hỏi trên toàn cầu tin rằng biến đổi khí hậu đang là một nguy cơ lớn đối với quốc gia của họ. Con số này nói lên một điều rằng không phải người dân không quan tâm đến biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, đang có những kháng lực ngăn cản chúng ta hành động - có thể kể đến các nhóm lợi ích và các đồng minh chính trị của họ. Và các kháng lực này được tiếp sức bởi sự phụ thuộc lối mòn.  

Đó cũng là lý do đại dịch COVID-19 đang vô tình nhóm lên những hy vọng mới. Nếu COVID-19 có thể đoàn kết nhân loại cùng hành động vì lợi ích chung, liệu nó có thể đưa chúng ta ra khỏi quỹ đạo của những cách làm cũ đang gây ra tình trạng biến đổi khí hậu?

Các gói kích thích kinh tế đã được đưa ra tại ba nền kinh tế hàng đầu - vốn chiếm 52% lượng phát thải toàn cầu hiện nay - có giá trị lớn đến mức theo bất cứ cách nào, chúng cũng sẽ tác động đến khí hậu. Trung Quốc hiện chiếm 27% lượng phát thải toàn cầu, Mỹ chiếm 15% và EU chiếm 10%.

Nhưng Trung Quốc, nước hiện tại tiêu thụ hơn một nửa lượng than đá của toàn thế giới, có vẻ như đang kích hoạt lại nền kinh tế của mình một phần bằng việc đầu tư xây dựng những nhà máy điện than mới có tổng sản lượng lên tới 206 gigawatt, tương đương với toàn bộ sản lượng điện than hiện có của Mỹ. Với thời gian vận hành trung bình là 40 năm, những nhà máy điện than này sẽ phát thải thêm 35 tỷ tấn carbon vào môi trường, bằng lượng phát thải của toàn thế giới trong năm ngoái.

Những khoản hỗ trợ kích thích kinh tế đầu tiên của Mỹ trong đại dịch vừa qua đặc biệt ưu ái ngành dầu khí, trong khi ít hào phóng hơn với lĩnh vực năng lượng sạch, một lĩnh vực đã mất hàng trăm việc làm và đang đứng trước nguy cơ thiệt hại không thể hồi phục.

Và hiện tại, lưỡng đảng Hoa Kỳ vẫn đang bất đồng sâu sắc về gói cứu trợ dài hạn kết hợp giữa giảm thuế và đầu tư cơ sở hạ tầng. Hạ viện do đảng Dân chủ chiếm đa số đã đề xuất chi 500 tỷ USD để cải thiện hệ thống đường cao tốc, bên cạnh đó là 75 tỷ USD cho lĩnh vực năng lượng sạch. Với lãi suất ưu đãi, việc vay vốn để làm ăn lớn dường như là một hướng đi hợp lý.

Tuy nhiên, vấn đề bất cập là những gói cứu trợ phần lớn đều giành sự ưu ái cho nhiên liệu hóa thạch. Trong 15 tỷ USD tổng giá trị các gói kích thích kinh tế toàn cầu, chỉ có 150 tỷ USD - tương đương 1% - là ưu tiên cho việc chuyển đổi sang năng lượng sạch. Con số 1% ít ỏi này tập trung ở EU - chủ yếu ở Đức - cho những sáng kiến xây dựng tiết kiệm năng lượng, việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, và các dự án sử dụng năng lượng tái tạo.

Nếu các nhà hoạch định chính sách sẵn sàng chấp nhận việc chuyển đổi sang một nền kinh tế “xanh” hơn, IEA đề xuất lộ trình “phục hồi bền vững”, theo đó kéo dài tuổi thọ các đập thủy điện và nhà máy điện nguyên tử, xây dựng các nhà máy điện mặt trời và điện gió chi phí thấp, điện hóa phương tiện giao thông, thay đổi thói quen sử dụng khí đốt trong nấu ăn và sưởi ấm, và khống chế lượng phát thải của các nhà máy nhiệt điện và các ngành sản xuất sử dụng than làm nhiên liệu.

Nếu được thực hiện đúng đắn, gói kích thích trị giá 3 nghìn tỷ USD do IEA đề xuất có thể là “cú hích lớn” cần thiết để đưa nền kinh tế thế giới ra khỏi quỹ đạo phụ thuộc lối mòn như hiện tại.

Trong bối cảnh này, các gói kích thích kinh tế được tiếp tục tung ra trong tương lai gần khiến chúng ta phải hồi hộp theo dõi. Liệu người Trung Quốc, người Mỹ và người châu Âu có tiếp tục cách dễ dàng hơn và xiềng cả nhân loại vào lối mòn hiện tại? Hay họ sẽ mạnh dạn đầu tư cho những cú hích cần thiết để đưa ba nền kinh tế hàng đầu ra khỏi bãi lầy nhiên liệu hóa thạch?

Nếu nhìn từ quan điểm chính trị cơ hội, sẽ thấy việc tiếp tục ứng dụng một công nghệ năng lượng cũ kỹ 150 tuổi sẽ là dễ dàng hơn. Tuy nhiên, sự phụ thuộc lối mòn cũng chính là một cái bẫy.

Nếu chúng ta lưu luyến với lối mòn này càng lâu, chúng ta sẽ cần tới càng nhiều sức lực hơn nữa để có thể thoát ra.

Khi điều đó xảy ra, chúng ta sẽ không chỉ phải đối đầu với việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Chúng ta sẽ buộc phải bước vào giai đoạn tiếp theo - giai đoạn thích nghi với tình trạng khí hậu mới - để đối phó với những nguy cơ mà chúng ta đang tiếp tục làm cho tồi tệ hơn trong hiện tại.

Báo cáo của Global Energy Monitor (GEM) (phát hành trước khi dịch COVID-19 lan rộng) cho thấy từ cuối năm 2018, sản lượng nhiệt điện than xây mới của Trung Quốc đã cao hơn tổng số trên toàn thế giới cộng lại. Đó là chưa kể đến hàng loạt nhà máy nhiệt điện than được Trung Quốc đầu tư xây dựng ở Nam Phi, Pakistan, Bangladesh… Hiện Trung Quốc đang đầu tư tới tổng số nhà máy nhiệt điện than mới trên toàn cầu.

Theo GEM, chiến tranh thương mại và áp lực tăng trưởng kinh tế đang khiến Trung Quốc khát nhiên liệu, trong khi họ lại không có nhiều dầu mỏ và than đá trở thành một trong những lựa chọn tối ưu bởi chúng có sẵn và rẻ. Nếu tính cả những dự án nhiệt điện than nước ngoài mà Trung Quốc đầu tư, nước này đang thực hiện hơn 50% tổng số nhà máy nhiệt điện than mới trên toàn cầu.

Trong 3 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc đã cấp phép mới cho 40 mỏ khai thác than mới với sản lượng gần 200 triệu tấn/năm, cao hơn nhiều so với mức 25 triệu tấn cùng kỳ năm 2018.  Mặc dù chính quyền Bắc Kinh muốn cắt giảm những nhà máy nhiệt điện than cũ và mỏ than tự phát nguy hiểm nhưng theo giới truyền thông, chúng chẳng là gì so với tốc độ xây mới hiện nay.

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.