400 nhà giáo tiêu biểu nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 18/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có cuộc gặp gỡ và trao Bằng khen cho 400 nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trao Bằng khen cho các nhà giáo tiêu biểu. Ảnh: TTXVN
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trao Bằng khen cho các nhà giáo tiêu biểu. Ảnh: TTXVN

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhắc lại thời điểm cách đây 40 năm khi Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 167/HĐBT chính thức chọn ngày 20/11 hàng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là quyết định mang tính nhân văn sâu sắc và thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước về vị trí, vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục, là ngày để xã hội tôn vinh những người làm công việc "trồng người".

Kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận sự đóng góp, biểu dương, tôn vinh các nhà giáo tiêu biểu đại diện cho hàng ngàn nhà giáo ở các cấp học, bậc học, trên mọi miền trong cả nước.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, mỗi nhà giáo được vinh danh đều có những hoàn cảnh riêng trong cuộc sống và trong công tác nhưng đều có điểm chung là những nhà giáo tiêu biểu, xuất sắc, luôn say mê, tận tụy với nghề, hết lòng với học trò.

400 nhà giáo tiêu biểu nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo ảnh 1

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: TĐ

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng: Trong giai đoạn khó khăn vừa qua, đội ngũ các thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên toàn ngành đã nỗ lực không mệt mỏi để thay đổi và thích ứng. Sự hy sinh, tận tâm, trách nhiệm của các thầy, cô đã góp phần hoàn thành nhiệm vụ quan trọng của ngành. Qua đó, củng cố thêm sức mạnh, niềm tin để toàn ngành tiếp tục nỗ lực, vượt khó trên chặng đường dài, đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT nước nhà.

Trước yêu cầu mới của đất nước và thời đại, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, chính các nhà giáo sẽ là những người làm thay đổi nền giáo dục của đất nước. “Đất nước, nhân dân đang đặt kỳ vọng vào các nhà giáo chúng ta. Không thể chỉ ngồi than vãn về sự tụt hậu so với thế giới, chờ thời cơ đến mà phải chủ động đón trước thời cơ và tìm giải pháp để hành động. Những khát khao chân chính hiện hình trong tâm thức, thôi thúc và làm dậy đam mê cống hiến trong trái tim, khối óc của những người thầy, người cô chúng ta”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng khẳng định, không ai có thể thay thế người thầy trong việc chăm lo, nuôi dưỡng ước mơ và hình thành các giá trị cơ bản cho thế hệ tương lai, do đó thầy cô không chỉ hướng người học tập trung vào kiến thức học mà phải dạy cho học trò có trái tim rung động trước cuộc đời, có tâm hồn thanh cao và rộng lượng, có trách nhiệm với bản thân và xã hội. Mỗi thầy cô giáo cần ý thức về trọng trách vinh quang của nghề giáo, nhận thức rõ chính các nhà giáo là những người sáng tạo, vị tha thông qua công việc cao quý của mình, “dù hành trình này là núi cao, vực sâu, đầy gian nan, vất vả, không có con đường nhung lụa, dễ dàng phía trước”.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong thầy, cô giáo là người dẫn đường học trò, tạo dựng những con người có tư duy độc lập, dấn thân vì khát vọng tươi sáng của cá nhân và đất nước cũng như của nhân loại, đó là nhiệm vụ thiêng liêng của tất cả nhà giáo.

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ghi nhận những đóng góp to lớn và trân trọng. Người đứng đầu Bộ GD&ĐT cũng gửi tới các nhà giáo trên mọi miền Tổ quốc lời chúc mừng tốt đẹp nhất, chúc các cô giáo, thầy giáo luôn dồi dào sức khỏe, hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình trong sự nghiệp “trồng người”.

Ngày 19/11, 400 nhà giáo tiêu biểu sẽ dự đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam do Bộ GD&ĐT tổ chức tại Hà Nội.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.