50 năm đấu tranh chống buôn bán di sản văn hóa

[Ngày Nay] - UNESCO đã đấu tranh chống buôn bán bất hợp pháp di sản văn hóa trong hơn 50 năm và đại dịch Covid-19 đã mang đến những thách thức mới trong việc ngăn chặn và giám sát buôn bán trong thời gian giãn cách xã hội.
Du khách thăm phòng trưng bày cổ vật tại Bảo tàng Hà Nội.
Du khách thăm phòng trưng bày cổ vật tại Bảo tàng Hà Nội.

Vào thời điểm khó khăn này, khi các cơ chế giám sát và bảo vệ tài nguyên bị cản trở, các bảo tàng đóng cửa trở thành mục tiêu của những kẻ buôn bán di sản bất hợp pháp, các địa điểm khảo cổ hứng chịu sự gia tăng đáng báo động những cuộc khai quật bất hợp pháp. Thị trường nghệ thuật trực tuyến ghi nhận số lượng lớn các giao dịch với tốc độ giao dịch và giá được tăng mạnh, liên quan đến những di sản văn hóa cũng như các cổ vật khảo cổ - bao gồm cả những vật phẩm có nguồn gốc đáng ngờ.

Vào ngày 26/6, UNESCO tổ chức diễn đàn trực tuyến về “Đấu tranh chống buôn bán bất hợp pháp di sản văn hóa - các cuộc khai quật bất hợp pháp và thương mại trực tuyến” nhằm thảo luận với các chuyên gia và các bên liên quan tìm cách giải quyết các thách thức do đại dịch gây ra, đặc biệt là vấn nạn mua bán trực tuyến các di sản văn hóa.

Năm 1970, các quốc gia thành viên đã yêu cầu UNESCO thúc đẩy và tăng cường phòng chống nạn trộm cắp, cướp bóc và đẩy mạnh việc trao trả di sản văn hóa bị đánh cắp. Năm 2020, UNESCO và các đối tác đánh dấu 50 năm Công ước 1970 về các biện pháp cấm và ngăn chặn nhập khẩu, xuất khẩu và chuyển giao quyền sở hữu di sản văn hóa - công cụ đầu tiên của luật quốc tế để bảo vệ di sản văn hóa trong thời bình.

Bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO phát biểu: “Kỷ niệm 50 năm này là một lời nhắc nhở rằng việc buôn bán bất hợp pháp các di sản văn hóa là hành động làm mất đi di sản của nhân loại, mất đi nền tảng cho bản sắc từng dân tộc”.

Tại diễn đàn, UNESCO cùng 140 quốc gia tham gia Công ước và các đối tác đã tôn vinh những thành tựu, phản ánh những thách thức mới và kêu gọi hành động.

Những tiến bộ đạt được

Trong 50 năm từ khi Công ước được thông qua, UNESCO đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn buôn bán di sản bất hợp pháp, hỗ trợ hàng chục quốc gia thiết kế luật pháp cấp quốc gia, các biện pháp phòng ngừa và thúc đẩy việc bồi thường trong những trường hợp di sản văn hóa bị vận chuyển bất hợp pháp khỏi lãnh thổ của mình. Chỉ riêng trong 5 năm qua, UNESCO đã tổ chức hơn 80 phiên đào tạo và phát triển năng lực, tiếp cận hơn 100 quốc gia và đại diện các Bộ, ngành nhất là cơ quan hải quan, cơ quan thực thi pháp luật và bảo tàng nhằm cung cấp kiến thức quan trọng về các quy định pháp lý, mạng lưới đối tác và cơ sở dữ liệu, và các công cụ thực tế có sẵn.

Những nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức về tác động của nạn buôn bán di sản văn hóa bất hợp pháp cũng được thể hiện trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Trong đó đề cao tầm quan trọng của cuộc chiến chống lại mọi hình thức tội phạm có tổ chức và bảo vệ di sản văn hóa, giải quyết cụ thể từng trường hợp, thu hồi và trả lại tài sản bị đánh cắp (Mục tiêu 4 của Mục tiêu phát triển bền vững 16). Một thành công khác của UNESCO là việc xây dựng Nghị quyết số 2199 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về cấm buôn bán hàng hóa văn hóa từ Iraq và Syria và Nghị quyết số 2347 lên án cướp bóc và buôn lậu di sản văn hóa từ các địa điểm khảo cổ, bảo tàng, thư viện, kho lưu trữ và các điểm khác.

UNESCO đã liên tục phối hợp với các chuyên gia cũng như hợp tác với các tổ chức quốc tế quan trọng trong cuộc chiến chống buôn bán trái phép các di sản văn hóa: Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL), Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), Hội đồng Bảo tàng Quốc tế (ICOM)ay UNIDROIT (Viện Quốc tế về thống nhất luật tư) kể từ năm 1995. Ngày nay, việc thực thi Công ước được hưởng lợi từ sự hỗ trợ của nhà tài trợ chính - Liên minh châu Âu.

Trong những năm qua, việc xây dựng các công cụ và biện pháp thực tế cũng đã được chứng minh hiệu quả trong cuộc chiến. Thông qua Cơ sở dữ liệu trực tuyến về Luật Di sản văn hóa quốc gia, UNESCO đã hỗ trợ các quốc gia trong việc xây dựng các quy định pháp luật liên quan phục vụ hoạt động hành pháp cũng như phục vụ công tác nghiên cứu. UNESCO cũng tổ chức nhiều hội nghị giữa các quốc gia tham gia Công ước, các lớp đào tạo tại nhiều địa phương nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan hữu trách, giám sát các báo cáo về việc thực hiện Công ước, tạo diễn đàn để tất cả các bên cùng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng cũng như hỗ trợ chống buôn bán di sản văn hóa trái phép.

Tiến lên phía trước

Không có quốc gia nào tránh được tai họa này khi tội phạm và mạng lưới buôn bán trái phép toàn cầu trở nên tinh vi hơn bao giờ hết.

Vào tháng 11/2020, UNESCO sẽ thực hiện một loạt 5 hội nghị trực tuyến quốc tế trên tất cả các châu lục, kết nối các quan chức chính phủ và chuyên gia, cung cấp một nền tảng để thảo luận về những thành tựu, thách thức và biện pháp trong cuộc chiến chống buôn bán di sản bất hợp pháp. Các hội thảo nhằm tăng cường năng lực này đã được chuyển thành các hội thảo trực tuyến đề phòng dịch Covid-19. Trong số đó có các khóa đào tạo phát triển năng lực mới được tổ chức gần đây của UNESCO tại Tây Phi, được thực hiện với sự hợp tác của INTERPOL và WCO từ ngày 2 đến 17/6, nhằm tăng cường áp dụng pháp luật thông qua mạng lưới hoạt động, cơ sở dữ liệu sẵn có và thực hành tốt nhất trong việc ngăn chặn buôn bán di sản trái phép.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.