(Ngày Nay) - Công cuộc khám phá không gian trong năm qua đã đem đến những phát hiện đáng kinh ngạc, mở ra những lý thuyết mới và đẩy giới hạn của nhân loại tiến xa hơn trong vũ trụ rộng lớn.
Xác định hành tinh có thể sinh sống:Kính viễn vọng Kepler của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã quét đến 150.000 ngôi sao trong những năm gần đây. Nhờ vậy, vào tháng 5 năm nay, họ đã phát hiện thêm 1.284 hành tinh mới, nhiều gấp đôi số lượng ngoại hành tinh đã biết trong vũ trụ. Về mặt lý thuyết, 9 hành tinh trong số đó có thể sinh sống được. Trong tháng 8, các nhà khoa học đã tìm được hành tinh lân cận giống với Trái Đất, hay "Trái Đất thứ hai". Hành tinh này được đặt tên là Proxima B. Ảnh: ESO.
Proxima B quay quanh ngôi sao gần nhất mang tên Proxima Centauri, ngôi sao lùn đỏ chỉ cách 4 năm ánh sáng. Proxima B ở khoảng cách đủ gần so với Proxima Centauri để nước không bị đóng băng hay đun sôi. Các nhà khoa học đang tìm cách đưa tàu thăm dò không người lái lên hành tinh này để xem có tồn tại sinh vật ngoài hành tinh trên đó hay không. Tuy nhiên, nhiệm vụ này có thể kéo dài qua nhiều thế hệ. Ảnh: ESO.
Giai đoạn cuối của sứ mệnh Sao Mộc thành công: Các nhà khoa học NASA vừa mừng rỡ vừa thở phào nhẹ nhõm khi tàu thăm dò Juno tiếp cận thành công quỹ đạo của hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời vào tháng 7. Sau 5 năm được phóng đi, tàu thăm dò đã tiến được vào quỹ đạo của Sao Mộc trong 35 phút căng thẳng cuối cùng của sứ mệnh. Con tàu này sẽ dành 14 tháng tiếp theo quay quanh Sao Mộc, thu thập những thông tin quan trọng nhằm đem lại cho các nhà khoa học lời đáp về khí quyển và lõi của hành tinh khí khổng lồ này. Ảnh: NASA.
Thành phần cấu tạo của Sao Mộc vẫn còn là một bí ẩn khó lý giải cho đến nay. Việc Juno tiến đến rất gần môi trường khắc nghiệt của Sao Mộc cho phép nhân loại nghiên cứu về bầu khí quyển của nó. Từ đó, chúng ta có thể hiểu về nguồn gốc của Sao Mộc cũng như các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời, kể cả Trái Đất. Hành tinh khí khổng lồ nhiều khả năng là hành tinh được tạo thành đầu tiên và có tác động lớn đến sự hình thành của các hành tinh khác. Ảnh: NASA.
Bằng chứng mới về hành tinh thứ 9: Trong năm nay, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy Hệ Mặt Trời của chúng ta có thể có hành tinh thứ 9 với khối lượng gấp 10 lần Trái Đất và ẩn khuất phía xa sau Sao Hải Vương. Hành tinh thứ 9 không thể được quan sát trực tiếp do ở quá xa Mặt Trời. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ California đã sử dụng máy tính mô phỏng quỹ đạo một số vật thể bên ngoài Sao Hải Vương và nhận thấy khả năng hiện diện của nó. Ảnh: Caltech.
Vũ trụ quan sát được lớn gấp 10 ước tính của con người: Có ít nhất 2.000 tỷ thiên hà tồn tại trong vũ trụ quan sát được, nhiều gấp 10 lần số lượng ước đoán của các nhà khoa học. Bằng cách sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble, một nhóm các nhà thiên văn đã biên soạn ra hình ảnh trong 20 năm từ các đài quan sát quốc tế. Họ đã tạo ra mô hình 3D của 200 tỷ thiên hà tồn tại theo ước tính của chúng ta. Ảnh: NASA, ESA.
Tuy nhiên, mô hình này đã tiết lộ có ít nhất 1.800 tỷ thiên hà nữa ngoài vũ trụ. Chỉ 10% trong số đó có thể quan sát được bằng những kính thiên văn mạnh nhất. Điều này có nghĩa 90% các thiên hà trong vũ trụ vẫn chưa được nghiên cứu. Trong ảnh là thiên hà xoắn ốc NGC 6814 với phần tâm sáng chói và các nhánh quét đẹp mắt được chụp bởi kính viễn vọng không gian Hubble. Ảnh: ESA/Hubble & NASA.
Nỗ lực đáp xuống Sao Hỏa của châu Âu thất bại: Không phải tất cả các nỗ lực thăm dò không gian trong năm nay đều đem lại vinh quang. Một lần nữa, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) lại gặp khó khi chinh phục hành tinh đỏ. Hồi tháng 10, ESA cùng Cơ quan Vũ trụ Nga đã tìm cách đưa tàu thăm dò Schiaparelli đổ bộ xuống bề mặt Sao Hỏa. Tuy nhiên, họ đã mất liên lạc với con tàu. Sau nhiều ngày lo lắng và hồi hộp, họ kết luận Schiaparelli đã vỡ tan khi rơi xuống bề mặt đá của hành tinh đỏ. Ảnh: ESA.
Sứ mệnh Sao Thổ: Trong tháng 12, tàu vũ trụ Cassini của NASA đã bắt đầu một nhiệm vụ chưa từng có khi lướt qua vành đai Sao Thổ. Sau gần 20 năm kể từ khi được phóng lên, Cassini sẽ thâm nhập vào rìa ngoài của vành đai Sao Thổ nhằm quan sát một số vệ tinh mini của nó, lấy mẫu các loại hạt và khí ở vành đai. Ảnh: NASA.
Tháng 9/2017, Cassini sẽ thực hiện công việc cuối cùng là lao xuống bầu khí quyển của Sao Thổ nhằm gửi những dữ liệu quan trọng tới các nhà khoa học của NASA trước khi bị nuốt chửng bởi môi trường khắc nghiệt ở đây. Trong ảnh, vòng nhẫn C bên trong Sao Thổ trải ra những lớp khác nhau được tàu vũ trụ Cassini chụp lại. Ảnh: NASA.
Cassini sẽ không thể chia sẻ những khám phá của nó khi du hành ngoài Trái Đất nếu không nhờ Mạng lưới Không gian Sâu (DSN). Đây là mạng lưới thông tin liên lạc liên hành tinh, tập hợp các antenna radio trên toàn cầu nhằm lắng nghe và trò chuyện với đội tàu vũ trụ của NASA khi chúng khám phá Hệ Mặt Trời. Một số người cho rằng nhân loại đã mất đi khao khát phiêu lưu qua những sứ mệnh không gian kể từ thời kì huy hoàng của sứ mệnh Apollo và sự kiện đổ bộ xuống Mặt Trăng. Tuy nhiên, năm 2016 đã đem đến cho chúng ta những khoảnh khắc phi thường khi nhân loại tiếp tục thúc đẩy bản thân đi đến những giới hạn xa hơn trong vũ trụ. Ảnh: NASA.
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
(Ngày Nay) - Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.