9 thói quen trong nấu ăn khiến bạn đang ‘đầu độc’ cả gia đình

Bạn cần tránh những thói quen nấu ăn sau đây để không làm mất những chất dinh dưỡng trong thức ăn và gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình.
9 thói quen trong nấu ăn khiến bạn đang ‘đầu độc’ cả gia đình

Nấu ăn là một công việc khó có thể thiếu đối với một người phụ nữ, hưng đôi khi, bạn đặt tất cả nỗ lực của mình vào một bữa ăn dinh dưỡng mà không để ý tới lỗi xảy ra khi nấu nướng, vô tình làm mất những chất dinh dưỡng trong thức ăn, thậm chí gây hại cho sức khỏe của chính mình và gia đình.

Do đó, bạn cần tránh những thói quen nấu ăn sau đây để có thể nấu được những món ăn đủ dinh dưỡng nhất, tốt cho sức khỏe cả gia đình.

Chiên ngập dầu

Chiên ngập dầu là một trong những cách nấu nướng kém lành mạnh nhất. Bạn nên tránh chiên thức ăn ngập dầu vì làm tăng hàm lượng chất béo bão hòa của thực phẩm. Thực phẩm chiên là lý do chính gây tăng cân và tăng cholesterol.

Nếu bắt buộc phải sử dụng phương pháp nấu ăn này, hãy chắc chắn dùng giấy ăn để thấm dầu ăn từ thực phẩm của bạn.

Than nướng

Thịt nướng là món ăn rất ngon. Nhưng sử dụng khói than củi để nấu thức ăn có thể gây hại cho sức khỏe. Khói than có thể gây ung thư và các bệnh về đường hô hấp.

Vì vậy, bạn có thể thay thế nướng than bằng nướng điện. Đây cũng là phương pháp thân thiện môi trường vì khói than gây ô nhiễm không khí. Tránh sử dụng than vì đó là một phương pháp không lành mạnh.

Đun nóng hộp nhựa

Tránh sử dụng hộp nhựa hoặc các bao plastic để nấu thức ăn trong lò vi sóng. Các hộp nhựa cũng chứa chất gây ung thư có khả năng gây nguy hại sức khỏe cho con người.

Bạn không nên làm nóng trực tiếp hộp nhựa khi đang đậy nắp. Đây là một cách chế biến thực phẩm không lành mạnh.

Rửa rau

Nhiều bà nội trợ có thói quen thái rau nhỏ rồi mới rửa, làm như vậy có thể khiến raukhông sạch được bụi bẩn và hóa chất. Một khi bạn đã thái rau, tránh rửa.

Hơn nữa, các khoáng chất và chất dinh dưỡng bị mất đi đáng kể khi bạn rửa.

9 thói quen trong nấu ăn khiến bạn đang ‘đầu độc’ cả gia đình ảnh 1

Hãy rửa rau trước khi thái. (Ảnh minh họa)

Sử dụng quá nhiều muối và bột ngọt

Đây là hai loại gia vị cần thiết cho tất cả các món ăn, tuy nhiên nếu bạn lạm dụng quá nhiều các loại gia vị này trong thực đơn của món ăn hàng ngày, lâu dần sẽ gây độc cho cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chính vì thế, hãy nêm nếm gia vị vừa đủ ăn và thêm các loại gia vị khác vào nếu có thể nhé.

Sử dụng các loại thịt tái

Ăn nhiều thịt tái sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động của hệ thống đường ruột bởi các vi sinh vật độc hại có trong thịt, điều này tác động trực tiếp gây ra một số chứng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.

Cho mì chính vào thức ăn ở nhiệt độ cao

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi đang nấu bất kể loại thức ăn nào ở nhiệt độ cao thì tuyệt đối không cho thêm mì chính. Vì ở những nhiệt độ cao sẽ xảy ra thay đổi hóa học, khiến mì chính trở nên có hại cho sức khỏe. 70 - 90 độ C là nhiệt độ thích hợp nhất để hòa tan mì chính. Vì vậy nên gia giảm mì chính khi thức ăn đã chín và bắc khỏi bếp.

9 thói quen trong nấu ăn khiến bạn đang ‘đầu độc’ cả gia đình ảnh 2

Khi đang nấu bất kể loại thức ăn nào ở nhiệt độ cao thì tuyệt đối không cho thêm mì chính. (Ảnh minh họa)

Khi bạn cho mì chính vào món ăn còn quá nóng hoặc đang sôi ở nhiệt độ cao hơn 100 độ C, như vậy dễ gây hiện tượng thoái hóa mì chính. Món ăn sẽ không chỉ mất đi hương vị mà còn hình thành các chất natri, pyroglutamate độc hại cho sức khỏe khi ăn

Đun nước mắm quá kỹ

Trong nấu ăn cần tuân thủ nguyên tắc không dùng nước mắm để ướp thịt xào hoặc thịt kho. Vì nước mắm sẽ làm thịt bị cứng và khô hơn, giảm hàm lượng chất dinh dưỡng so với khi sử dụng bột canh, muối, đường để ướp chúng.

Ngoài ra, khi nấu ăn các món canh nên cho nước mắm vào nấu món ăn trước khi tắt bếp khoảng 1 phút để món ăn thơm ngon, đậm đà mà vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng trong nước mắm.

Ngược lại nếu cho nước mắm ngay từ đầu thì mùi nước mắm sẽ không còn giữ nguyên nếu bị đun lâu. Đồng thời những vitamin có trong nước mắm sẽ bốc hơi hết nếu bị đun quá lâu làm mất chất dinh dưỡng. Vì thế ta không nên đun nước mắt quá kỹ.

Để đường bị cháy khét

Đường là loại gia vị thường được sử dụng trong nấu ăn, đặc biệt trong các món kho hoặc chiên, rán thường ướp thực phẩm với đường. Nếu chiên rán thì chỉ để lửa 170 - 200 độ C, vì nếu để nhiệt độ cao hơn, đường sẽ bị caramen hóa làm cho thực phẩm có màu nâu đen, và rất bị cháy, khét, thậm chí còn bị ngưng kết protein.

Điều này khiến món ăn có màu và mùi khó chịu, thực phẩm mất đi vị ngọt tự nhiên, khó ăn, có hại cho vị giác và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Dùng dầu nấu đi nấu lại

Trong nấu ăn không nên dùng dầu ăn đã đun nấu qua một lần, tốt nhất nên đổ đi, không sử dụng lại.

Khi dầu ăn bị đun nóng nhiều lần, các vitamin và một số chất dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy, sẽ xuất hiện một số chất gây hại cho sức khỏe và có thêm cả những cặn thực phẩm sau quá trình đun nấu mà mắt thường không nhìn thấy.

Nếu thường xuyên sử dụng, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ngoài ra, dầu ăn sử dụng lại cũng dễ bị oxy hóa dẫn đến sự thay đổi bất lợi về mùi vị và màu sắc của món ăn.

Ngoài ra, việc làm nóng dầu ăn Làm nóng dầu quá mức không chỉ làm dầu có mùi vị khó chịu mà còn phá hủy tác dụng chống oxy hóa của dầu, nghiêm trọng hơn là hình thành các hợp chất có hại cho sức khỏe. Nhiệt độ cao phá huỷ thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide và các chất gây hại cho sức khỏe.

Quỳnh Mai

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.