Agribank dành hàng trăm tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Năm 2021, hoạt động trong bối cảnh gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, Agribank thực hiện nghiêm túc chủ trương tiết giảm chi phí hoạt động của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, đồng thời dành hơn 500 tỷ đồng ủng hộ các hoạt động an sinh xã hội trong cả nước.
Agribank dành hàng trăm tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội
Agribank dành hàng trăm tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội

Nhân dịp đón xuân Nhâm Dần vừa qua, Agribank đã ủng hộ 74 tỷ đồng quà Tết hỗ trợ cho người nghèo và đối tượng chính sách, đồng thời tiếp tục dành hơn 47 tỷ đồng (đợt I) tài trợ cho công tác giáo dục, y tế, làm nhà tình nghĩa, nhà cho người nghèo, nhà Đại đoàn kết… ngay trong quý I năm 2022.

Thực hiện chủ trương về tiết giảm chi phí hoạt động, dành nguồn lực cho công tác phòng chống dịch Covid-19 và giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng đại dịch. Mặc dù đặc thù phục vụ đối tượng khách hàng khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, song bằng nỗ lực của mình, năm 2021, Agribank tiết giảm tối đa chi phí hoạt động, dành nguồn lực sẻ chia với cộng đồng.

Theo số liệu do Ngân hàng Nhà nước công bố, Agribank là Ngân hàng đứng đầu về kết quả giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng với tổng số tiền lãi đã giảm là 5.512 tỷ đồng, số dư nợ được giảm lãi suất là gần 1,4 triệu tỷ đồng cho gần 3,5 triệu khách hàng.

Cùng với đó, Ngân hàng đã chủ động miễn giảm các loại phí dịch vụ và lãi suất cho vay, triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất với quy mô 300.000 tỷ đồng và 300 triệu USD. Nếu tính cả 700 tỷ đồng giảm lãi của các chương trình cho vay lãi suất ưu đãi và 902 tỷ đồng giảm do áp dụng chính sách miễn giảm phí, năm 2021, Agribank đã hi sinh khoảng 7.100 tỷ đồng lợi nhuận hỗ trợ khách hàng.

Ngay trong Quý I/2022, Agribank tiếp tục dành 30.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp lớn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm. Những giải pháp này được các chuyên gia đánh giá là “đòn bẩy” tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, qua đó góp phần kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Ý thức vai trò và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, trong năm 2021, toàn hệ thống Agribank đã ủng hộ kinh phí hơn 500 tỷ đồng công tác an sinh xã hội trong cả nước. Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Agribank đã triển khai nhiều hoạt động chung tay cùng cộng đồng ứng phó dịch bệnh, thích ứng trong điều kiện bình thường mới. Ủng hộ Quỹ vắc-xin và công tác phòng chống dịch, chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản, “Gian hàng 0 đồng”, “Triệu túi an sinh”, những ATM gạo, ATM oxy nghĩa tình trong tâm dịch được Agribank phát động và triển khai rộng khắp, lan tỏa tinh thần, văn hóa sẻ chia của người Agribank với cộng đồng.

Hưởng ứng phát động của Chính phủ với chương trình "Sóng và máy tính cho em", hai năm liên tiếp, Agribank triển khai chương trình trao tặng tủ sách, thiết bị học tập “Thêm con chữ, bớt đói nghèo” tại 60 địa phương trong cả nước với kinh phí gần 10 tỷ đồng, được cấp ủy, chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội đánh giá cao về ý nghĩa và tính nhân văn của chương trình.

Hình ảnh thương hiệu “Agribank – Ngân hàng vì cộng đồng” được khẳng định qua nhiều hoạt động an sinh xã hội, tập trung lĩnh vực y tế, giáo dục, xây nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết… Dự kiến trong năm 2022, Agribank tiếp tục dành khoảng 600 tỷ đồng triển khai các hoạt động an sinh xã hội, sẻ chia với cộng đồng, lan tỏa dấu ấn Agribank đến mọi miền Tổ quốc, đến vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...