Ai Cập kêu gọi thế giới đánh giá lại cam kết tài chính khí hậu

0:00 / 0:00
0:00
Đại diện cấp cao về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc tại Ai Cập, ông Mahmoud Mohieldin ngày 12/9 cho biết nhu cầu tài chính cho khí hậu của các nước đang phát triển nên được xem xét lại tại hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước của LHQ về biến đổi khí hậu (COP27), nói thêm rằng mức cam kết 100 tỷ USD mỗi năm của các nước phát triển đã không còn phù hợp và chưa được giải ngân đầy đủ.
Ai Cập kêu gọi thế giới đánh giá lại cam kết tài chính khí hậu

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Mahmoud Mohieldin cho rằng, trong bối cảnh lạm phát lương thực và năng lượng ngày càng gia tăng do những lo ngại về khí hậu và cuộc chiến tại Ukraine, thế giới cần huy động nhiều tài chính hơn để giúp các quốc gia đang phát triển chuyển đổi năng lượng và khả năng thích ứng với những thách thức khí hậu như hạn hán hoặc nước biển dâng. Ông Mohieldin cũng khẳng định kiến trúc tài chính về khí hậu không hiệu quả, không đủ và không công bằng, đồng thời lưu ý rằng cam kết hỗ trợ 100 tỷ USD hàng năm của các nước công nghiệp phát triển đưa ra vào năm 2009 sẽ hết hiệu lực vào năm 2025. Đến nay, gói tài chính được hứa hẹn này mới chỉ giải ngân một phần.

Theo ông Mohieldin, sự thiếu hụt tài chính có thể được giải quyết thông qua các biện pháp nhằm huy động từ khu vực tư nhân, giảm nợ cho các nước nghèo, mở rộng tài chính đa phương ưu đãi cao và tạo ra các thị trường carbon phù hợp tại châu Phi.

Ông Mohieldin nói thêm các nước cũng đang nỗ lực để thay đổi nhận thức cho rằng đầu tư liên quan đến khí hậu ở các nước đang phát triển là quá rủi ro, bằng cách đưa ra một hệ thống các dự án khí hậu khả thi có thể được trình bày tại hội nghị COP27 vào tháng 11 tới. Hiện tại, 33 dự án, trong đó có 19 dự án từ châu Phi đã được xác định. Ông Mohieldin bày tỏ hy vọng vào chương trình nghị sự sẽ được thảo luận tại hội nghị COP27 do Ai Cập tổ chức tại thành phố Sharm el-Sheikh. Nỗ lực này kêu gọi thành lập một quỹ riêng để bồi thường cho các nước đang phát triển phải hứng chịu những thiệt hại do thảm họa khí hậu gây ra, chẳng hạn như lũ lụt nghiêm trọng.

Các quốc gia dễ bị tổn thương từ lâu đã tìm kiếm nguồn tài trợ cho những chi phí nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, tuy nhiên các quốc gia giàu có đã chống lại các bước có thể quy kết trách nhiệm pháp lý hoặc dẫn đến bồi thường. Nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải đáp bao gồm nguồn tiền sẽ lấy từ đâu và sẽ được giải ngân như thế nào.

Trong chuyến thăm các khu vực bị lũ lụt kinh hoàng ở Pakistan vào tuần trước, Tổng thư ký LHQ Antionio Guterres đã kêu gọi các chính phủ đề cập tới những mất mát và thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra “một cách nghiêm túc” tại hội nghị COP27.

Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.