Báo cáo "bảo hộ nhãn hàng" đầu tiên được Amazon công bố ngày 10/5 cho biết ngoài thành tích trên, "gã khổng lồ" thương mại điện tử này đã thu giữ và tiêu hủy hơn 2 triệu sản phẩm làm giả trong năm ngoái.
Nhằm củng cố năng lực chống hàng giả, công ty đã đầu tư 700 triệu USD cho sáng kiến chống hàng giả, hàng nhái, bao gồm đầu tư công nghệ học máy hỗ trợ công tác phân loại giữa hàng giả và hàng chính hãng trước khi xuất bán trên hệ thống của hãng.
Ông Dharmesh Mehta - Phó Chủ tịch phụ trách chăm sóc khách hàng và hỗ trợ đối tác của Amazon cho biết hãng luôn chủ trương hỗ trợ các đối tác mở rộng hoạt động kinh doanh trực tuyến, đồng thời đảm bảo giành được sự tín nhiệm của các khách hàng đối với nguồn gốc sản phẩm chính hãng.
Theo ông Dharmesh Mehta hãng đã ngăn chặn 6 triệu lệnh thiết lập tài khoản bán hàng và hơn 10 tỷ danh mục hàng hóa nghi giả mạo, kiên quyết nói "Không" với hàng giả.
Thông tin thêm từ Amazon, có 0,01% hàng hóa được bán trên nền tảng của hãng nhận được khiếu nại về hàng giả dẫn tới điều tra.
Hiện Amazon đang chịu nhiều sức ép từ giới lập pháp Mỹ cũng như các nhà cung cấp hàng hóa trong việc đẩy mạnh hơn nữa những nỗ lực chống hàng làm giả, làm nhái.
Quốc hội Mỹ hiện nay đang xem xét một số quy định yêu cầu nền tảng thương mại điện tử này có biện pháp thẩm tra sản phẩm hàng hóa để đảm bảo hàng hóa bán ra đều chính hãng.
Amazon cũng đang đối mặt các vụ kiện pháp lý tại châu Âu để tìm cách quy trách nhiệm cho hàng giả, trong khi công ty này đã cùng các nhãn hàng kiện các đại lý bán hàng ký gửi bán hàng giả.