Ấn Độ: Phương tiện truyền thông xã hội không thể thay thế báo chí chính thống

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong một trăm năm qua, các phương tiện truyền thông quốc gia của Ấn Độ đã phát triển theo cấp số nhân về số lượng và ảnh hưởng. Tính năng động của công nghệ thông tin và truyền thông trong vài năm gần đây cũng định hình lại bối cảnh truyền thông, đặt ra câu hỏi về chất lượng, tác động và uy tín của báo chí. 
Ấn Độ: Phương tiện truyền thông xã hội không thể thay thế báo chí chính thống

Năm nay, nhân kỷ niệm một trăm năm giáo dục báo chí ở Ấn Độ, chưa bao giờ nhu cầu giáo dục báo chí lại cấp bách như hiện tại, với những mối đe dọa mới về thông tin sai lệch đang xuất hiện tràn lan, đi liền cùng cuộc khủng hoảng COVID, thông tin thực sự chính là cứu cánh đối với chúng .

Ông Eric Falt, Giám đốc Văn phòng UNESCO New Delhi - văn phòng chung cho Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Maldives, Nepal và Sri Lanka

Ở Ấn Độ, ngành “Giáo dục Báo chí” được giới thiệu bởi nhà hoạt động người Anh Annie Besant vào đầu những năm 1920, khi lần đầu tiên bà mở ra khóa học về báo chí tại Đại học Quốc gia ở Adyar, Madras (đã đổi thành Chennai, thủ phủ của bang Tamil Nadu và là thành phố thủ phủ lớn thứ 4 của Ấn Độ). Hiện có khoảng 900 trường cao đẳng và học viện của Ấn Độ cung cấp các chương trình truyền thông và báo chí đại chúng ở các cấp độ khác nhau.

Báo chí công dân là một hoạt động đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại. Thuật ngữ này diễn tả việc những người dân bình thường giữ vai trò như những nhà báo và cung cấp thông tin, bên cạnh những kênh tin tức và phương tiện truyền thông truyền thống.

Trong hai thập kỷ gần đây, Ấn Độ đã chứng kiến ​​sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông thương mại và nhiều nền tảng báo chí kỹ thuật số đã xuất hiện, điều này mở ra con đường cho xu thế báo chí công dân. Tất cả những yếu tố này làm tăng thêm nhu cầu ngày càng tăng về các khóa học được cấp chứng chỉ về báo chí.

Nhiệm vụ của UNESCO đề cao Quyền Tự do Báo chí và dòng chảy thông tin tự do. Thách thức được đặt ra là làm sao đảm bảo rằng dòng chảy này chứa đựng nhiều thông tin chất lượng cao - thông qua những hình thức, cơ đào tạo chuyên môn báo chí. Ông Eric Falt nhận định tổ chức đã nỗ lực lâu dài để tăng cường giáo dục báo chí:

Chúng tôi tin rằng các phương tiện thông tin chuyên nghiệp đóng vai trò như những người bảo vệ lợi ích công cộng. Công dân không thể thực hiện và hưởng quyền công dân của mình nếu thiếu thông tin và kiến ​​thức quan trọng - được cung cấp một cách hiệu quả nhất bởi các nhà báo được đào tạo bài bản. Do đó, tiêu chuẩn báo chí chuyên nghiệp là điều cần thiết để phát huy tiềm năng của các hệ thống truyền thông nhằm thúc đẩy dân chủ, đối thoại và phát triển.

Năm 2014, UNESCO đã thành lập Sáng kiến toàn cầu vì sự xuất sắc trong giáo dục báo chí, một trọng tâm của Chương trình Quốc tế Phát triển Truyền thông (IPDC), nhằm tận dụng các bài học kinh nghiệm trong quá trình hỗ trợ các trường báo chí châu Phi và giáo dục báo chí trên toàn cầu. UNESCO đã tập hợp các nhóm chuyên gia để phát triển đề cương về các vấn đề như biến đổi khí hậu, báo chí dữ liệu, báo chí khoa học, du lịch bền vững... Trong khi ghi nhớ các nguyên tắc tự do báo chí, nhiều bên liên quan phải chung tay và đẩy nhanh nỗ lực tăng cường giáo dục báo chí, bao gồm các đơn vị truyền thông, các cơ sở đào tạo về truyền thông, các chính phủ và các đối tác khác.

Ông Eric cũng cho biết tính năng động của công nghệ thông tin và truyền thông trong vài năm gần đây đang định hình bối cảnh truyền thông, đặt ra câu hỏi về chất lượng, tác động và uy tín của báo chí. Dù vậy, ông tin rằng "Phương tiện truyền thông xã hội, với số lượng đóng góp khổng lồ, không thể thay thế việc sản xuất báo chí tin tức đúng nghĩa, ngay cả khi chúng cạnh tranh rất gay gắt về thời gian và quảng cáo." Mục tiêu của văn phòng UNESCO New Delhi là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo phương tiện truyền thông, giáo dục truyền thông tổng thể, đa ngành và bao gồm những tiến bộ công nghệ mới nhất, đồng thời đảm bảo khả năng tiếp cận của tất cả mọi người.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Internet Việt Nam 2019, UNESCO đã chính thức giới thiệu cuốn cẩm nang dành cho báo chí có tên "Tin giả và tin xuyên tạc: Sổ tay dành cho báo chí", nằm trong Sáng kiến toàn cầu vì sự xuất sắc trong giáo dục báo chí, một trọng tâm của Chương trình Quốc tế Phát triển Truyền thông (IPDC) của UNESCO. Cuốn cẩm nang đã được kỳ vọng trở cánh tay phải của giới báo chí trong việc phân tích và phản ứng trước các nguồn tin.

Theo UNESCO
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.