Anh đối mặt với mối đe dọa ngày càng lớn do biến đổi khí hậu

0:00 / 0:00
0:00
Cuộc khủng hoảng khí hậu đang đặt ra "mối đe dọa nghiêm trọng và ngày càng gia tăng" đối với sức khỏe của người dân tại Anh. Đây là cảnh báo được Giáo sư Dame Jenny Harries, người đứng đầu Cơ quan an ninh y tế Anh (UKHSA), đưa ra khi trả lời phỏng vấn của tờ The Guardian ngày 23/10.
Anh đối mặt với mối đe dọa ngày càng lớn do biến đổi khí hậu

Theo Giáo sư Harries, có một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng khí hậu ấm hơn sẽ có lợi cho sức khỏe vì mùa Đông bớt giá rét. Cụ thể, nếu xét số người tử vong hằng năm thì cuộc khủng hoảng khí hậu có thể tạm thời mang lại lợi ích cho nước Anh, do mùa Đông ấm hơn giúp giảm nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác có thể sớm đảo ngược xu hướng này. Trên thực tế, tình trạng khẩn cấp về khí hậu có thể dẫn tới các tác động đối với sức khỏe, trong đó có các mối đe dọa về an ninh lương thực, lũ lụt và các bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra.

Giáo sư Harries cho biết nắng nóng trong mùa Hè năm nay đã tác động trực tiếp tới người dân. Mùa Hè này, nước Anh đã trải qua 6 đợt nắng nóng, với mức nhiệt cao nhất lên tới 40,3 độ C, khiến hơn 2.800 người tử vong. Trong khi đó, dự báo số ca tử vong liên quan đến nắng nóng có thể tăng gấp 3 lần vào năm 2050, với các mùa Hè nóng kỷ lục trong những năm gần đây sẽ trở thành mùa Hè "bình thường". Giáo sư Harries khẳng định đây là "nguy cơ ngắn hạn" và cần trở thành một "ưu tiên" trong hành động ứng phó.

Bà Harries nêu rõ không giống như các nước láng giềng châu Âu như Tây Ban Nha, Italy có thời tiết ấm hơn và thường có điều hòa nhiệt độ cũng như lát sàn đá để làm mát các tòa nhà, cơ sở hạ tầng của Anh không được thiết kế như vậy, nên người dân khó có thể sống và làm việc trong điều kiện nóng bức. Do đó, trong tương lai gần, nhà chức trách cần nghĩ tới việc thiết kế các công trình và cơ sở hạ tầng tương tự. Người dân cũng cần thích ứng với thói quen như không ra ngoài trời vào giữa trưa trong mùa Hè và kéo dài kỳ nghỉ Hè cho học sinh.

Cũng theo Giáo sư Harries, nhiệt độ tăng khiến các bệnh truyền nhiễm vốn chỉ lây lan ở các khu vực nhiệt đới xuất hiện ở châu Âu. Muỗi vằn châu Á - loài muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết và bệnh chikungunya, hiện đã sinh sôi tại khu vực Nam Âu. Năm nay, Pháp đã ghi nhận đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng nhất từ trước tới nay. Các bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra cũng đang lan ra nhiều quốc gia châu Âu. Tại Anh, trứng muỗi vằn đã được phát hiện ở miền Đông Nam, trong khi muỗi Culex (lây truyền virus Tây sông Nile) đã xuất hiện tại nhiều khu vực thuộc Kent và Essex.

Đề cập các trận lũ lụt gần đây tại Pakistan, Giáo sư Harries cho biết người dân quốc gia Nam Á này đang phải ứng phó với tình trạng nước ứ đọng cũng như nguy cơ nước thải tràn vào các khu vực có nguồn nước sinh hoạt. Bà cảnh báo Anh có thể hứng chịu một số nguy cơ tương tự. Do đó, nhà chức trách nước này cần đưa ra các biện pháp để bảo vệ người dân khỏi những tác động ảnh hưởng đến sức khỏe do các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra.

Trước đó, phát biểu tại hội nghị thường niên của UKHSA, diễn ra tuần trước ở thành phố Leeds, Giáo sư Harries cho rằng mối đe dọa đối với sức khỏe của người dân cần được xem như một phần trong chính sách khí hậu của Anh, trong đó có cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.