Mặc dù quanh khu vực này có hệ thống sông ngòi và kênh rạch song lại quá nhỏ khiến cho các tàu lớn không thể di chuyển vào được vì thế việc vận chuyển hàng chỉ có thể trông cậy vào những chiếc thuyền con. Để khắc phục tình trạng này, đồng thời để có thể vận chuyển than đá được khai thác trong vùng đến khu vực Condé của Pháp, âu tàu Canal du Centre đã được xây dựng.
Năm 1807, Hoàng đế Napoleon đã ký một sắc lệnh cho xây dựng con kênh nhằm thông tuyến giao thương thủy lợi giữa Mons và Condé Con kênh này đã được hoàn thành vào năm 1818. Khi đó việc chuyển than từ vùng Mons của Bỉ tới Pháp đã có thể sử dụng tuyến đường thủy lợi, tuy nhiên sự liên kết giữa nhánh Mons và vùng Charleroi thời điểm đó lại chưa được xây dựng. Và vì thế các kế hoạch liên kết, các dự án tìm cách khai thông tuyến đường này đã được các nhà nghiên cứu cùng nhau tìm hiểu và đề xuất phương án. |
Vấn đề chính được đặt ra là có một vài đoạn sông trong nhánh liên kết này có mức độ chênh lệch quá lớn về độ cao và cách xử lý tốt nhất ở đây là sử dụng hệ thống thang máy để giảm sự cách biệt về độ chênh lệch.
Kỹ sư người Anh – Edwin Clark có nhiệm vụ xây dựng một hệ thống thang máy giảm sự khác biệt của độ cao của 4 thang, trong đó 1 thang có độ cao 15.40 mét và 3 chiếc còn lại là 16,93 mét. Bốn thang máy này còn được gọi là Âu tàu Canal du Centre.
Thang máy đầu tiên được xây dựng tại đoạn Houdeng-Goenies được hoàn thành vào tháng 4 năm 1888. Vào thời điểm đó, chính phủ Bỉ rất hân hoan khi hệ thống thang máy này hoạt động tốt và nóng lòng hoàn tất 3 thang máy còn lại. Tuy nhiên do nhiều lý do mà công việc xây dựng 3 thang máy còn lại bị trì hoãn nhiều lần.
Mãi đến năm 1909, công việc xây dựng 3 thang máy còn lại mới lại được bắt đầu. Mặc dù trong khoảng thời gian đó có xảy ra chiến tranh với Đức song công trình này cũng không hề bị dán đoạn bởi chính quyền đã nhận thấy giá trị chiến lược khi tuyến đường này hoàn tất và khai thông. Đến tháng 8 năm 1917, toàn bộ tuyến giao thông đường thủy dài hơn 14 km với 4 thang máy được gọi là Canal du Centre đã được mở cửa và thông tàu.
Đến năm 1957, một kênh đào mới từ Mons đến Havre được xây dựng, điều này làm cho hệ thống Âu tàu Canal du Centre không còn cần thiết. Trong suốt nhiều năm không được sử dụng đến, đã có nhiều ý kiến đề nghị phá dỡ những thang máy này.
Vào khoảng những năm 1980 – 1990, công trình Canal du Centre đã nhận được nhiều giải thưởng về thiết kế cũng như kỹ thuật xây dựng nên nó. Do đó Chính phủ Bỉ đã xây dựng hồ sơ đề cử Âu tàu Canal du Centre làDi sản thế giới. |
Năm 1998 Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Âu tàu Canal du Centre của Vương quốc Bỉ là Di sản văn hóa thế giới.
Minh Châu ( tổng hợp)