Australia cải tổ chính sách nhập cư để thu hút nhân tài

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chính phủ Australia đang lên kế hoạch thay đổi chính sách nhập cư lần đầu tiên sau một thập kỷ nhằm thu hút thêm nguồn nhân lực chất lượng cao. Biện pháp ban đầu sẽ là trả lương cao hơn cho những người có thị thực tạm thời mới đến.
Australia cải tổ chính sách nhập cư để thu hút nhân tài

“Nếu 'đông dân hay diệt vong' mô tả thách thức của Australia trong những năm 1950, thì 'tay nghề ao hay thấp' là thực tế mà chúng ta phải đối mặt trong những năm 2020 và hơn thế nữa", Bộ trưởng Nội vụ Clare O'Neil đề cập đến chính sách nhập cư của đất nước hơn nửa thế kỷ trước.

Chính phủ Australia hiện có một loạt thay đổi sẵn sàng để thu hút luồng dân nhập cư và trở nên cạnh tranh trong cuộc đua toàn cầu về công nghệ thế hệ mới.

Bước đầu tiên là cải thiện ngưỡng thu nhập cho người nhập cư có tay nghề cao. Cụ thể, thu nhập bình quân một năm mà các doanh nghiệp phải đảm bảo cho người lao động nhập cư từ ngày 1/7 sẽ là 70.000 AUD, so với mức 53.900 AUD hiện tại.

Bằng cách đảm bảo rằng các công ty trả lương cao hơn cho người lao động nhập cư, chính phủ Australia có ý định ngăn chặn các doanh nghiệp lấp đầy các vị trí bằng những người nhập cư thu nhập thấp.

Để cải thiện tình trạng nhiều người nhập cư bị mắc kẹt trong tình trạng thị thực tạm thời, Australia có kế hoạch cho phép tất cả những người có thị thực tay nghề tạm thời nộp đơn xin thường trú vào cuối năm nay.

Trong một động thái khác, quy trình xin thị thực rườm rà sẽ được đơn giản hóa. Theo Bộ trưởng O'Neil, điều này sẽ được thực hiện bằng cách giảm bớt "hàng trăm loại thị thực và danh mục phụ", giúp rút ngắn thời gian cần thiết để xin được thị thực.

Chính phủ Australia cũng sẽ cố gắng tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các chuyên gia có tay nghề cao nhanh chóng xin được thị thực.

Trong khi đó, chính phủ có kế hoạch đưa ra một "bài kiểm tra điểm" nghiêm ngặt hơn để sàng lọc những người nộp đơn xin thường trú sẽ nhấn mạnh các kỹ năng có thể đóng góp cho lợi ích quốc gia trong tương lai.

Việc đảm bảo trả lương cao hơn cho lao động nước ngoài tạm thời đã khiến một số chủ nhà hàng và chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ quan ngại do phải chi nhiều tiền lương hơn cho nhân viên.

Theo ông Suresh Manickam, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Công nghiệp Nhà hàng & Dịch vụ ăn uống Australia, các nhà hàng nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi động thái này.

Ngành dịch vụ ăn uống là nơi cung cấp nhiều việc làm nhất cho người nhập cư tới Australia. Theo Cục Thống kê Australia, ngành này đã tuyển dụng 112.700 người nhập cư trong năm 2022.

Theo truyền thông Australia, các biện pháp cải tổ của chính phủ có thể làm giảm số lượng người nhập cư làm việc với mức lương thấp lên tới hơn 30.000 người mỗi năm. Ước tính này dựa trên phản ứng của người sử dụng lao động khi họ phải đảm bảo mức lương cao hơn đáng kể trước khi người lao động có thể gia hạn thị thực.

Australia hiện có hơn 1,6 triệu người sở hữu thị thực tạm thời tính đến tháng 8 năm 2021, 95.600 người trong số này có thị thực tay nghề tạm thời thường có giá trị từ 2-4 năm.

Chính phủ nước này cũng dự đoán số lượng người nhập cư sẽ giảm sau khi cải tổ chính sách.

Khi người tiêu dùng đối mặt với chi phí sinh hoạt cao và tìm cách thắt chặt hầu bao, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc duy trì dịch vụ nhưng không đặt gánh nặng giá cả lên người tiêu dùng.

Với tỷ lệ thất nghiệp đã ở mức thấp gần 50 năm, ngành dịch vụ Australia có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng hơn.

Theo Nikkei Asia
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.