Ba cái nhất của một tác giả tiểu thuyết trẻ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Nhà văn Thương Hà thuộc thế hệ 8X, cô mới xuất hiện gần đây với các tiểu thuyết: Người PTSD, Bóng đêm của Diệu, Một con đường, NALIS Xô dạt bờ định mệnh … Hai tiểu thuyết mới nhất của cô vừa được NXB Đà Nẵng ấn hành và ra mắt: Vùng biên không yên tĩnh và Những oan hồn bất tử . Nói Thương Hà “mới xuất hiện” nhưng thực ra cô đã viết từ rất lâu, thời còn đi học.

Đam mê là vậy nhưng cha mẹ cô sợ con gái mình dính vào văn chương sẽ khổ nên cấm. Thói đời, cái gì càng cấm thì đến một lúc nào đó có cơ hội sẽ bộc phát như đê vỡ tuôn trào. Khi Thương Hà có cuộc sống tự lập, tự chủ thì cô đã trở lại với đam mê của mình: viết và viết.

Thương Hà cho biết cô viết như một nhu cầu tự thân, không mưu cầu gì khác ngoài được trải lòng thành câu chữ. Viết với Thương Hà còn là “để chơi” như mỗi chúng ta đều có thú vui, niềm đam mê vậy. “Khi viết, em chỉ mong được in thành sách và để các cuốn sách của mình bên cạnh sách của bố em” – Thương Hà, cho hay.

Ba cái nhất của một tác giả tiểu thuyết trẻ ảnh 1
Tác giả tiểu thuyết thế hệ 8x Thương Hà.

Vùng biên không yên tĩnh là cái nhất đầu tiên khi tiểu thuyết này viết về cuộc chiến tranh Tây Nam, lâu nay viết về cuộc chiến này là những tác giả từng khoác áo chiến trận như: Sương Nguyệt Minh, Đoàn Tuấn, Phạm Sỹ Sáu, Nguyễn Thành Nhân, Bùi Quang Lâm… Có thể nói cuộc chiến Tây Nam lần đầu được thể hiện qua một ngòi bút trẻ chưa từng tham chiến, đó là “cái nhất” của nữ tác giả này khi chọn đề tài rất khó với trải nghiệm của bản thân.

Tiểu thuyết với 36 chương, 408 trang sách, xoay quanh cuộc đời Bình sống trong một ngõ nhỏ Hà Nội. Nhìn bằng ánh mắt dửng dưng của láng giềng, thì ông Bình là một nhà văn sống một mình, sống khép kín. Vẻ ngoài lập dị không thể nào che giấu nội tâm luôn luôn bị giằng xé và u uẩn của ông Bình. Bởi lẽ, ông Bình phải mang vác nỗi ám ảnh một cựu binh chiến trường Campuchia.

Đang là chàng sinh viên khoa Văn mơ mộng, Bình lên đường nhập ngũ và cầm súng 3 năm ở xứ sở chùa tháp. 3 năm không dài cũng không ngắn với một hành trình trên cõi nhân gian. Thế nhưng, với ông Bình thì “3 năm cho một lý tưởng cao đẹp. 3 năm cho những lời ca ngợi, ghi nhớ và biết ơn. 3 năm của những đêm mơ giật mình. 3 năm của không biết bao lần vào sinh ra tử. 3 năm, đánh đổi cả tuổi trẻ và tình yêu, là những ngày ngây ngô còn chưa bắt đầu thì đã vội tắt, là một phần của thân thể trai tráng, là những cảm xúc tưởng chừng không bao giờ có thể chữa lành, là những cái tên khắc trên bia đá lạnh lẽo cùng hương khói mờ ảo tiết thanh minh”.

Tiểu thuyết này của Thương Hà không gợi lại vết thương chiến tranh để thêm đau đớn, thêm ê chề. Tiểu thuyết của Thương Hà dự phần hóa giải tang tóc và thù hận. Lá thư của Bình trước khi giã từ nhân gian, nhờ em gái Linh gửi cho đồng nghiệp Hoàng Mai, đã trình bày một thái độ: “Mấy chục năm đã đi qua, tôi sống mơ hồ trong quá khứ và thực tại. Tôi mù mờ đi tìm một giá trị, một lý tưởng mà kỳ thực bản thân mình đã bỏ quên. Tôi hoài nghi về những ý nghĩa mà người ta thường ra rả nhắc tới. Để rồi cuối cùng, khi đã gặm nhấm đủ nỗi đau của bản thân, tôi nhận ra thế giới này đang đi về hướng mà tôi vẫn hằng tìm kiếm. Con đường để đi đến một thế giới hòa bình”.

Ba cái nhất của một tác giả tiểu thuyết trẻ ảnh 2

Tiểu thuyết Vùng biên không yên tĩnh viết về cuộc chiến Tây Nam của tác giả thế hệ 8x.

Những oan hồn bất tử là cái nhất thứ hai khi Thương Hà đã “tiểu thuyết hóa” với đầy đủ số phận, tâm lý nhân vật trong một vấn nạn nạo phá thai, vốn là đề tài gần như chỉ được đề cập trên báo chí. Những oan hồn bất tử có thể được xem là tiểu thuyết đầu tiên viết về vấn nạn này khi mà việc giáo dục giới tính chưa được xem trọng trong nhà trường và các bậc cha mẹ ít khi chia sẻ với con cái của mình.

Tiểu thuyết gồm 28 chương với 300 trang sách viết về nạn nạo phá thai ở các cô gái trẻ. Nhân vật chính trong tiểu thuyết này là Linh khi đang học lớp 11 đã yêu một chàng trai lớn hơn cô 1 tuổi. Tình cảm giữa Linh và Việt không dừng lại ở lứa tuổi học trò, họ đã ăn trái cấm quá sớm nhưng không biết hoặc không muốn dùng đến các biện pháp ngừa thai an toàn. Kết quả của cuộc tình đầu đời này khiến bố mẹ Linh phải đưa cô đến bệnh viện phá bỏ mầm sống đang tượng hình trong bụng.

Phải bỏ đi đứa con chưa chào đời cộng với việc tình yêu không viên mãn như mơ ước màu hồng đã khiến Linh bị sốc và trong trí nhớ của cô gần như bị xóa sạch về thời đoạn này của đời mình. Mấy năm sau khi đã trưởng thành, trong một chuyến du lịch đến một ngôi chùa thờ Tống Tử Quan Âm – nơi người ta thường đến cầu tự, Linh bị lạc vào giấc mơ có tiếng trẻ con hát và nô đùa. Giấc mơ ấy cứ đeo bám Linh trong giấc ngủ.

Không chỉ có Linh, bạn thân cùng nơi làm việc của cô là Hoài cũng vướng vào tình cảnh tương tự. Khác nhau là Hoài đã trưởng thành và yêu một người đàn ông ngoại quốc. Cho đến khi tình yêu tượng hình thành bào thai thì Hoài mới biết người đàn ông kia đã có gia đình và anh ta không thể cưới Hoài làm vợ. Trước áp lực của truyền thống gia đình và áp lực tài chính, Hoài không thể một mình nuôi con nên cô đành phải phá bỏ nó.

Linh và Hoài đã tìm đến tâm linh với hiện thân là một bà thầy bói để nhờ bà giúp giải thoát cho những oan hồn mà hai cô tạo ra, cũng là giải thoát cho hai cô gái trẻ khỏi mặc cảm tội lỗi khi đã tước đi quyền làm người của hai giọt máu ruột thịt. Bà thầy bói nói chuyện với oan hồn: “Làm người đâu có dễ dàng gì” cũng là nói với Hoài và Linh và với độc giả. Thật vậy, “Làm người đâu có dễ dàng gì”.

Ba cái nhất của một tác giả tiểu thuyết trẻ ảnh 3

Tiểu thuyết Những oan hồn bất tử viết về tình yêu và nạn nạo phá thai trong giới trẻ.

Nữ nhà văn Thương Hà còn một cái nhất nữa là, trong 2 năm qua cô đã trình làng 6 tiểu thuyết, chứng tỏ sức viết của tác giả này như dòng nước bị ngăn cản lâu ngày đã đến lúc tìm được đường chảy ra sông ra biển.

Nhà phê bình văn học Lê Thiếu Nhơn, nhận xét: “Tác giả Thương Hà là một tên tuổi vẫn khá mới mẻ trên văn đàn, nhưng sức nghĩ và sức viết của chị thật bất ngờ. Tác giả Thương Hà tốt nghiệp chuyên ngành luật và tâm lý học, vài năm gần đây chị đã xuất bản các tiểu thuyết “Người PTSD, Bóng đêm của Diệu, Một con đường, NALIS xô dạt bờ định mệnh...

Với tiểu thuyết Vùng biên không yên tĩnh, tác giả Thương Hà chứng minh chị đủ bản lĩnh để viết được đề tài gai góc như hậu chiến với thông điệp tự tin chưng cất qua số phận mỗi nhân vật: “Cái lịch sử trên trang sách chỉ là những thứ mà người đời muốn con cháu mình đọc mà thôi. Lịch sử thật sự chính là những người như chúng ta đây”.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?