Bà chủ hệ thống Thanh Hằng Beauty Medi đối diện với nhiều khoản vay nặng nề

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khác với vỏ bọc hào nhoáng bên ngoài, Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Trường Giang, đơn vị vận hành Thanh Hằng Beauty Medi thua lỗ tới mức âm vốn chủ sở hữu và gánh trên vai khối nợ lớn. Bản thân bà Đặng Thanh Hằng – bà chủ chuỗi thẩm mỹ viện "hạng sang" này cũng từng đi vay nợ hàng trăm tỷ đồng.
Doanh nhân Đặng Thanh Hằng chính là bà chủ "đế chế làm đẹp" mang tên Thanh Hằng Beauty Medi.
Doanh nhân Đặng Thanh Hằng chính là bà chủ "đế chế làm đẹp" mang tên Thanh Hằng Beauty Medi.

Vỏ bọc hào nhoáng

Tự giới thiệu địa chỉ làm đẹp hàng đầu của hàng ngàn khách hàng là các chính khách, doanh nhân và ngôi sao hạng A trong và ngoài nước với các dịch vụ tiêu chuẩn đẳng cấp 5 sao: Nha Khoa Thẩm Mỹ, Phẫu Thuật Thẩm Mỹ, Da liễu Thẩm Mỹ, Thẩm Mỹ Công Nghệ Cao; với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Việt Nam… chuỗi thẩm mỹ viện Thanh Hằng Beauty Medi trên thực tế nhiều lần bị phản ánh vướng nhiều “sai phạm” và từng vay nợ hàng trăm tỷ đồng.

Được biết, theo những nội dung quảng cáo thì Thanh Hằng Beauty Medi là chuỗi thẩm mỹ viện “hạng sang”, nổi tiếng lâu năm với giá cả đắt đỏ, doanh thu mỗi năm của Thanh Hằng Beauty Medi thậm chí lên tới hàng trăm tỷ đồng. Trong lĩnh vực làm đẹp, Thanh Hằng Beauty Medi được coi là một trong những thương hiệu tiên phong mở đường tại Việt Nam.

Bà chủ "Thanh Hằng Beauty Medi Health Care - Skin Clinic" là doanh nhân Đặng Thanh Hằng, sinh năm 1967 tại Hà Nội, với niềm đam mê làm đẹp từ khi còn bé.

Bà Hằng khởi nghiệp từ một cửa hàng thẩm mỹ nhỏ ở Chợ Hôm, khi ấy làm đẹp vẫn còn là điều xa xỉ với phụ nữ Việt Nam. Để có thể "chiêu mộ" được những bác sĩ đẳng cấp quốc tế, doanh nhân Thanh Hằng chia sẻ đã phải bay hàng trăm chuyến trong 3 năm mở Beauty Medi. Bởi những bác sĩ danh tiếng chỉ hợp tác với những thương hiệu lớn nhằm đảm bảo đẳng cấp và thương hiệu cá nhân của mình.

Không chỉ trả mức lương cao, những dụng cụ mà bác sĩ yêu cầu cũng đắt hơn gấp 100 lần thông thường. Dần dần thương hiệu "Thanh Hằng Beauty Medi Health Care - Skin Clinic" đã trở thành thương hiệu uy tín trong lĩnh vực làm đẹp ở thị trường Việt Nam. Xác định tập trung vào phân khúc khách hàng cao cấp, chuỗi làm đẹp Thanh Hằng từng được ví như không có đối thủ ở Việt Nam.

Dù có vẻ ngoài hào nhoáng là vậy, nhưng “sức khỏe” tài chính của Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Trường Giang, đơn vị vận hành chuỗi thẩm mỹ viện Thanh Hằng Beauty Medi lại vô cùng yếu.

Cụ thể, Công ty Trường Giang gây chú ý vì thua lỗ thảm tới mức âm vốn chủ sở hữu và gánh trên vai khối nợ lớn. Không chỉ có vậy, bản thân bà chủ Đặng Thành Hằng cũng từng đi vay hàng trăm tỷ đồng.

Vay 177 tỷ đồng trong năm 2022

Ngày 13/1/2022, bà Đặng Thanh Hằng ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Long Biên Hà Nội. 2 khoản vay giá trị 1 tỷ đồng, 1 khoản vay giá trị 1,5 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo là 3 thẻ tiết kiệm có kỳ hạn đứng tên bà Đặng Thanh Hằng ngày 13/01/2022.

Tới ngày 21/1/2022, bà Hằng ký hợp đồng với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) Chi nhánh Sở giao dịch. Tài sản đảm bảo là một số quyền tài sản liên quan đến văn bản thỏa thuận giữa bà Đặng Thanh Hằng với Công ty cổ phần Bất động sản Mặt trời 2 tại Dự án Công viên Đại dương Hạ Long (Tên thương mại: Sun Marina Town) tại Phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 28/7/2022, bà Hằng ký hợp đồng với BIDV Chi nhánh Quang Trung. Giá trị khoản vay là 160 tỷ đồng. Tài sản thế chấp là phần vốn góp và tất cả các quyền lợi ích, các khoản bồi hoàn và lợi ích khác thu được từ phần vốn góp của bà Đặng Thanh Hằng tại Công ty TNHH Đầu tư Thanh Hằng. Tổng giá trị phần vốn góp thế chấp là 100 tỷ đồng.

Tới ngày 24/8/2022, bà Hằng ký hợp đồng với Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) Chi nhánh Hoàn Kiếm. Giá trị khoản vay là 13,5 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo là nhiều quyền tài sản liên quan Hợp đồng mua bán công trình dịch vụ du lịch ký ngày 03/08/2019 giữa Công ty TNHH Bất động sản Newvision và bà Đặng Thanh Hằng thuộc dự án Khu du lịch và biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Grand World, có địa chỉ tại Khu du lịch sinh thái Bãi Dài, xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Chỉ trong năm 2022, bà Hằng đã vay tổng số 177 tỷ đồng. Trong hai hợp đồng vay vốn có giá trị 160 tỷ đồng và 13,5 tỷ đồng, mục đích vay vốn là “tiêu dùng cá nhân”.

Sở hữu khối tài sản trăm tỷ đồng

Dù Công ty Trường Giang liên tục thua lỗ và đóng thuế thu nhập doanh nghiệp rất thấp thì khối tài sản riêng của bà Đặng Thanh Hằng vẫn là con số rất lớn.

Trước đây, hồi năm 2014, bà Hằng nhiều lần cầm cố tài sản liên quan đến căn penhouse tại Hoang Thanh Tower tại 114 Mai Hắc Đế do Công ty cổ phần Trần Hưng Đạo làm chủ đầu tư. Căn penhouse được xác định có giá trị hơn 31,3 tỷ đồng.

Trong năm nay, tại ngày 5/1/2024 có vẻ như bà Hằng vẫn chưa bán căn penhouse này vì địa chỉ thường trú của bà vẫn được xác định tại 114 Mai Hắc Đế. Trên mạng xã hội, có thành viên rao bán căn penhouse tại Hoang Thanh Tower với giá 110 tỷ đồng.

Ngoài ra, bà Hằng còn sở hữu biệt thự Grand World, Sun Marina Town. Mỗi căn ở đây cũng có giá hàng chục tỷ đồng. Đồng thời, bà còn nhiều sổ tiết kiệm.

Khối tài sản lớn không kèm của bà Đặng Thanh Hằng nằm ở cổ phần công ty. Ngoài việc sở hữu vốn tại Công ty Trường Giang, bà Hằng còn là chủ Công ty TNHH Đầu tư Thanh Hằng. Công ty Đầu tư Thanh Hằng đạt vốn điều lệ 100 tỷ đồng từ ngày 2/11/2020.

Công ty Đầu tư Thanh Hằng thành lập ngày “Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất”. Bà Đặng Thanh Hằng là Giám đốc kiêm đại diện pháp luật công ty.

Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.